Hệ thống Andon - Bí quyết cải tiến sản xuất của TOYOTA

Hệ thống Andon trong sản xuất – Bí quyết cải tiến sản xuất của TOYOTA

Hệ thống Andon trong sản xuất là gì

Hệ thống Andon là một công cụ giám sát liên tục, phát hiện, thông báo, cảnh báo tức thì các vấn đề trong quá trình sản xuất từ các sự cố đến yêu cầu bảo trì hay các nhu cầu về nhân lực, vật lực, tình trạng chất lượng… Thuật ngữ Andon có nguồn gốc xuất phát từ Nhật Bản, nơi khởi nguồn cho các tiêu chuẩn cải tiến hệ thống sản xuất hàng đầu. 

Andon thường được triển khai thông qua việc sử dụng các bảng hiển thị, đèn hoặc hệ thống âm thanh để truyền tải thông tin đến toàn bộ nhóm làm việc hoặc các bộ phận quản lý. Cảnh báo từ hệ thống Andon có thể bao gồm mô tả sự cố, vị trí xảy ra và thông tin liên quan khác.

hệ thống andon trong sản xuất
hệ thống andon trong sản xuất

Mục tiêu của hệ thống Andon là nhanh chóng phát hiện các vấn đề trong quá trình sản xuất và cho phép nhóm làm việc đưa ra biện pháp khắc phục ngay lập tức giúp giảm thiểu tối đa thời gian chết (downtime) trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, các dữ liệu được thu thập từ hệ thống Andon có thể giúp doanh nghiệp phân tích và điều chỉnh để cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất tổng thể của nhà máy.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống Andon trong sản xuất

Hệ thống Andon cho phép nhân viên nhà máy kích hoạt hệ thống hệ thống cảnh báo khi phát hiện sự cố hoặc vấn đề xảy ra, chẳng hạn như một lỗi trong quá trình lắp ráp, một thiết bị hỏng, hay nguyên liệu không đạt chất lượng.

Sau khi được kích hoạt, hệ thống Andon sẽ truyền tải thông tin về sự cố đến nhóm làm việc và các bộ phận quản lý thông qua các phương tiện như bảng hiển thị, đèn hiển thị màu sắc, âm thanh, hoặc hệ thống cảnh báo. Khi các bộ phận trên nhận được thông báo từ hệ thống Andon, nhóm làm việc hoặc các bộ phận quản lý sẽ nhanh chóng xử lý để kịp thời giải quyết sự cố bằng các biện pháp sửa chữa, giải pháp điều chỉnh hoặc thay đổi quy trình để có thể khắc phục vấn đề

hệ thống andon trong sản xuất
Nguyên lý hoạt động của hệ thống andon trong sản xuất

Cuối cùng, sau khi sự cố được giải quyết, dữ liệu từ hệ thống Andon cũng có thể được các bộ phận kỹ thuật trong doanh nghiệp thu thập và sử dụng để đánh giá và phân tích hiệu suất sản xuất, tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ của sự cố nhằm đưa ra các biện pháp xử lý triệt để vấn đề và cải tiến quy trình sản xuất. 

4 Lợi ích của việc ứng dụng hệ thống Andon trong sản xuất

  1. Phát hiện sớm và khắc phục nhanh chóng sự cố 

Hệ thống Andon giúp doanh nghiệp phát hiện sự cố ngay lập tức và thông báo kịp thời cho nhóm công nhân hoặc các bộ phận quản lý. Điều này giúp giảm thiểu tối đa thời gian chết (Downtime) trong quá trình sản xuất, cho phép các bộ phận can thiệp kịp thời để khắc phục xử lý vấn đề. 

  1. Cải thiện hiệu suất cho quy trình sản xuất

Dữ liệu thu thập từ hệ thống Andon là cơ sở cho phép doanh nghiệp phân tích, đánh giá để từ đó cải thiện quy trình sản xuất. Bằng cách xem xét và tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ các sự cố, nhà sản xuất có thể đưa ra các biện pháp cải tiến để hạn chế tối đa sự cố lặp lại trong tương lai. Từ đó tạo tiền đề dẫn đến tăng cường hiệu suất tổng thể cho nhà máy.

hệ thống andon trong sản xuất
Hệ thống Andon là cơ sở cho phép doanh nghiệp phân tích, đánh giá để từ đó cải thiện quy trình sản xuất
  1. Giảm chi phí sản xuất  

Với việc phát hiện sớm các sự cố và thông báo chúng đến các nhóm công nhân và quản lý, hệ thống Andon cho phép doanh nghiệp giải quyết vấn đề ngay lập tức trước khi nó lan rộng và gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình sản xuất. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trình sản xuất.

  1. Cải tiến liên tục và gia tăng sự hài lòng khách hàng

Dựa trên việc phân tích dữ liệu từ hệ thống Andon, các doanh nghiệp sản xuất có thể xây dựng được bộ giải pháp để cải tiến quy trình nhà máy. Các biện pháp khắc phục và cải tiến được áp dụng liên tục dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó cải thiện hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm, từ đó làm cho sự hài lòng của khách hàng được nâng cao thông qua chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng được đảm bảo.

Lưu ý khi sử dụng hệ thống Andon trong sản xuất

Mặc dù hệ thống Andon trong sản xuất đóng vai trò quan trọng trong phát hiện sự cố và truyền tải thông tin cảnh báo tới con người, tuy nhiên chúng không thể tự giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất. Hệ thống andon chỉ đưa ra cảnh báo lỗi đến nhóm làm việc hoặc các bộ phận quản lý để có sự can thiệp kịp thời, việc giải quyết và khắc phục sự cố vẫn phụ thuộc vào sự can thiệp và chuyên môn của con người. 

hệ thống andon trong sản xuất
Lưu ý khi sử dụng hệ thống Andon trong sản xuất

Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất từ việc ứng dụng hệ thống Andon trong sản xuất, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nhân viên nhà máy được đào tạo với nghiệp vụ bài bản và chuyên môn cao về việc sử dụng hệ thống này, hiểu rõ về quy trình sản xuất và các biện pháp khắc phục sự cố khi có vấn đề xảy ra trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, việc thiết lập một quy trình liên tục để đảm bảo rằng thông tin dữ liệu thu được từ hệ thống Andon được xử lý và giải quyết kịp thời và hiệu quả. 

Hệ thống Andon trong mô hình sản xuất của Toyota

Toyota – hãng xe hơi hàng đầu thế giới là một điển hình cho việc ứng dụng hệ thống andon vào mô hình quản trị sản xuất của mình. Hệ thống Andon trong trường hợp của Toyota được sử dụng để phát hiện và báo cáo sự cố ngay lập tức, từ đó tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề và duy trì chất lượng sản phẩm.

Với việc gắn một đèn cảnh báo trên mỗi chiếc xe trên dây chuyền sản xuất, Toyota đã tạo ra một hệ thống Andon trực quan. Khi công nhân hoàn thành công việc lắp ráp linh kiện phụ tùng trên chiếc xe và không gặp sự cố, đèn sẽ chuyển sang màu xanh, cho biết xe có thể tiếp tục di chuyển đến trạm (công đoạn) tiếp theo. Tuy nhiên, nếu một sự cố nhỏ xảy ra, đèn sẽ chuyển sang màu vàng trên bảng Andon, đồng thời thông báo cho người điều khiển và nhóm làm việc về vấn đề đó.

Trong trường hợp sự cố không thể khắc phục ngay lập tức, tất cả các hệ thống sẽ chuyển sang màu đỏ, đồng nghĩa với việc hoạt động của dây chuyền sản sẽ tạm thời bị dừng lại. Việc dừng quy trình sản xuất cho phép nhóm làm việc tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề. Trong quá trình này, các nhân viên quản lý và kỹ sư của Toyota sẽ cùng tham gia vào quá trình để giải quyết sự cố.

Việc ứng dụng hệ thống Andon vào mô hình sản xuất đã tạo điều kiện cho Toyota liên tục cải tiến quy trình sản xuất và giải quyết triệt để các vấn đề, qua đó nâng cao hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm, góp phần đưa hãng xe hơi Nhật Bản trở thành một trong những hãng xe hơi hàng đầu thế giới. 

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ứng dụng các giải pháp quản lý sản xuất thông minh đến từ VTI Solutions – VTI Group cho quy trình chuyển đổi số toàn diện nhà máy sản xuất của mình!

 

3.5/5 - (2 bình chọn)