Đánh giá rủi ro trong sản xuất là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là sau đợt khủng hoảng kinh tế do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng với đó là những tác động của tình hình chính trị trên thế giới. Vậy những rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt trong bối cảnh ngày nay là gì? Tại sao việc nhận diện rủi ro và kiểm soát chúng hiệu quả lại đóng vai trò quan trọng cho sự sống còn của các doanh nghiệp?
Rủi ro trong sản xuất là gì?
Rủi ro trong sản xuất là sự gián đoạn của các hoạt động, quy trình khiến cho kế hoạch sản xuất được đề ra ban đầu không được thực hiện theo đúng tiến độ hoặc đi lệch hướng.
Dựa vào các hoạt động được diễn ra hàng ngày trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể xem xét và xác định được những rủi ro tiềm ẩn khác nhau. Chúng có thể phát sinh từ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tài chính, hay thậm chí là nguồn lực con người. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào các đặc trưng, tính chất của ngành nghề, lĩnh vực sản xuất và quy mô doanh nghiệp của mình để có thể đánh giá được xem đâu là rủi ro trọng tâm tác động và ảnh hướng lớn nhất tới mục tiêu sản xuất.
VD: Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất nhiệt điện, chi phí năng lượng được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất chính vì vậy mà chúng cũng đi kèm theo đó rất nhiều rủi ro. Những rủi ro đó có thể xuất phát từ tác động môi trường, bối cảnh nền kinh tế hay thậm chí là tình hình chính trị ảnh hưởng tới chi phí nguồn năng lượng phục vụ cho mục đích sản xuất điện.
Quản trị rủi ro trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất, không phải ở thời điểm nào các hoạt động của doanh nghiệp cũng có thể diễn ra bình thường và ổn định bởi cũng sẽ có rất nhiều yếu tố khác từ chủ quan tới khách quan đều có thể tác động tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể giảm thiểu được tối đa những thiệt hại có thể phải đối mặt, doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác quản trị rủi ro trong sản xuất.
Quản trị rủi ro trong sản xuất là quá trình mà các cấp quản lý, lãnh đạo sẽ nhận diện các tình huống, vấn đề có thể tác động xấu đến doanh nghiệp trong tương lai để từ đó đưa ra các phương án, giải pháp xử lý nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa mức độ rủi ro có thể phải đối mặt.
Xem thêm: Trọn bộ kiến thức Quản Lý Sản Xuất Thông Minh hiệu quả hàng đầu cho doanh nghiệp
Đâu là các dạng rủi ro phổ biến hiện nay trong sản xuất?
Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có những loại rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, có 5 loại rủi ro trong sản xuất phổ biến hiện nay mà các doanh nghiệp phải đối mặt có thể kể đến như: rủi ro chất lượng, sự cố về máy móc thiết bị, an toàn lao động, thu hồi sản phẩm, gián đoạn chuỗi cung ứng.
Rủi ro về chất lượng: Đây là những rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm kém hoặc không đạt yêu cầu sản xuất đề ra.
Rủi ro về sự cố thiết bị máy móc: Trong bất kỳ dây chuyền sản xuất nào, nếu một thiết bị máy móc gặp tình trạng hỏng hóc hoặc trục trặc cũng sẽ khiến cho hoạt động sản xuất không thể diễn ra theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra. Nếu rủi ro về sự cố này xảy ra có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và thời gian giao hàng cam kết theo yêu cầu sản xuất.
Rủi ro về an toàn lao động: Theo thống kê của Cục Lao Động Hoa Kỳ, lĩnh vực công nghiệp sản xuất là lĩnh vực nguy hiểm đứng thứ 3 liên quan đến thương tích trong quá trình làm việc. Đặc biệt, với đặc thù và tính chất của một số ngành sản xuất, người lao động sẽ phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn như: chấn thương do máy móc và thiết bị, phơi nhiễm các chất độc hại trong môi trường hóa chất, rủi ro do trơn trượt hay rủi ro do vật dụng rơi …
Rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng: Như các vấn đề đã được nêu trên, việc chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu, thời gian giao hàng cam kết bị ảnh hưởng do sự cố về máy móc … đều là những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy của hàng hoá thông qua chuỗi cung ứng.
Rủi ro về việc sản phẩm bị thu hồi: Bên cạnh việc gây ra sự gián đoạn cho chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cũng sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ cho để thực hiện việc thu hồi các sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt chất lượng đề ra. Điều này gián tiếp tác động đến doanh số bán hàng, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của các doanh nghiệp sản xuất.
Quy trình 5 bước kiểm soát hiệu quả các rủi ro trong sản xuất
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, để có được một quy trình kiểm soát hiệu quả cần phải có một chương trình xác định rủi ro toàn diện, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro, kiểm soát rủi ro và giám sát sự rủi ro. Một chương trình như vậy cần phải có bao gồm tất cả các khía cạnh hoạt động kinh doanh để đảm bảo trong tất cả các lĩnh vực thì những rủi ro quan trọng đều được nắm bắt.
Xác định rủi ro trong sản xuất
Tùy thuộc vào loại hình hoạt động kinh doanh, và đặc thù sản xuất mà mỗi doanh nghiệp có thể có các rủi ro khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần căn cứ vào những đặc thù về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, quy mô sản xuất … để đánh giá và xác định xem đâu là rủi ro trọng tâm. Bên cạnh đó, các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp cũng cần dựa vào tình hình thực tại của mình, những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh, các vấn đề pháp lý …
VD: Trong quý 1 năm 2023, doanh nghiệp A chuyên sản xuất ôtô điện đã có số lượng đơn đặt hàng là 2.000 chiếc. Trong thời gian tới, dự kiến nhu cầu khách hàng chuyển sang sử dụng oto điện tăng mạnh dẫn tới dự kiến số lượng đặt hàng sẽ tăng lên nhiều lần. Trong khi đó, nguồn nhân lực của doanh nghiệp A chưa đủ để có thể đáp ứng được số lượng đơn hàng đó. Từ đó có thể thấy, doanh nghiệp A có thể phải đối mặt với rủi ro không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, điều này gây ảnh hưởng tới uy tín và doanh thu cho doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro trong sản xuất
Sau khi đã xác định được rủi ro có thể gặp phải, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá mức độ nghiêm trọng và những tác động mà chúng gây ra ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, từ đó xây dựng được một chiến lược quản trị đúng đắn. Có hai tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá rủi ro trong sản xuất bao gồm: tần suất xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Không phải rủi ro nào cũng giống nhau, có những rủi ro xảy ra với tần suất thường xuyên, lại có những rủi ro xảy ra với tần suất ít, cũng có những rủi ro gây ra thiệt hại lớn nhưng cũng có những rủi ro ít gây ra thiệt hại. Vì vậy, các nhà quản trị rủi ro phải đo lường tần suất xảy ra của chúng và xây dựng thước đo mức độ ảnh hưởng, tác động đối với doanh nghiệp.
Phương án ứng phó với rủi ro trong sản xuất
Bước tiếp theo trong quy trình 5 bước mà doanh nghiệp cần làm chính là xác định cách thức để khắc phục và ứng phó với các rủi ro đã được nhận diện nhằm giảm mức độ rủi ro xuống thấp nhất có thể. Sau khi đánh giá dựa trên 2 khía cạnh tần suất và mức độ ảnh hưởng ở bước 2, các rủi ro trong sản xuất thường được ứng phó bằng một trong 4 chiến lược phổ biến dưới đây:
- Giảm thiểu rủi ro: Khi rủi ro là những vấn đề bất khả kháng không thể giải quyết một cách triệt để, doanh nghiệp cần ứng phó bằng chiến lược giảm thiểu tối đa tần suất rủi ro có thể xảy ra xuyên suốt các quy trình sản xuất.
- Né tránh rủi ro: Khi thiệt hại của một số rủi ro khá lớn và chúng có xác suất xuất hiện thường xuyên, doanh nghiệp tốt nhất không nên tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh sản xuất gây ra rủi ro đó. Một phương án khác mà doanh nghiệp có thể tính tới đó là thay đổi phương pháp hoặc quy trình sản xuất và thậm chí là nguyên vật liệu để tránh gặp phải những rủi ro đó.
- Chấp nhận rủi ro: Đối với các rủi ro xảy ra với tần suất thấp và có mức độ thiệt hại không đáng kể, doanh nghiệp có thể xem xét chấp nhận sống chung với chúng. Về cơ bản, doanh nghiệp cần xem xét khả năng xảy ra và tác động của những rủi ro đó dưới góc độ mức độ chịu rủi ro của doanh nghiệp rồi sau đó mới quyết định có chấp nhận rủi ro hay không.
- Chuyển giao rủi ro: Khi rủi ro không thường xuyên xảy ra nhưng mỗi lần xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc mua bảo hiểm để đảm bảo được đền bù hỗ trợ khắc phục khi rủi ro xảy ra. Các rủi ro này thường là những vấn đề không nằm trong tầm kiểm soát của con người như thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ …
Kiểm soát rủi ro trong sản xuất
Hoạt động kiểm soát rủi ro là các biện pháp, quy trình, thủ tục được thực hiện nghiêm ngặt trong toàn tổ chức doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc giảm thiểu tối đa những rủi ro trong sản xuất có thể gặp phải, từ đó tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Thông thường, hoạt động kiểm soát rủi ro được xây dựng và thiết kế một cách chi tiết, cẩn thận, được cập nhật thường xuyên để đảm bảo độ hiệu quả cao nhất. Có ba loại hoạt động kiểm soát:
- Hoạt động kiểm soát phòng ngừa (hay còn gọi là các hoạt động kiểm soát trước) được thiết kế để tránh những sai sót trong sản xuất trước khi chúng xảy ra.
- Hoạt động kiểm soát phát hiện được thiết kế nhằm giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố trong sản xuất, từ đó có các biện pháp ứng phó phù hợp.
- Hoạt động kiểm soát dò tìm (còn được gọi là các hoạt động kiểm soát sau) được thiết kế để xác định các sai sót hoặc bất thường đã xảy ra và cho phép quản lý có hành động khắc phục kịp thời.
Giám sát và báo cáo rủi ro trong sản xuất
Quy trình giám sát và báo cáo rủi ro trong sản xuất được thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả và sự phù hợp của bộ khung các bước quản trị rủi ro được đề cập đến ở trên. Với việc thường xuyên giám sát rủi ro và đánh giá mức độ hiệu quả của việc xử lý rủi ro, doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy trình quản lý rủi ro phù hợp dựa trên tình hình thực tế của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể giám sát các rủi ro hiện tại, các rủi ro mới xuất hiện thông qua các chỉ số rủi ro chính KRI (Key Risk Indicator, là một chỉ số dự báo về các rủi ro hiện tại hoặc tương lai có thể quan sát hay đo lường được).
Như vậy tổng kết lại, việc kiểm soát các rủi ro trong sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong bối cảnh kinh doanh ngày càng biến động ngày nay. Để có được một quy trình quản trị chủ động các rủi ro trong sản xuất một cách hiệu quả, các doanh nghiệp tổ chức cần bắt đầu từ việc xây dựng một nền tảng quản lý sản xuất thông minh toàn diện. Một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện cho phép doanh nghiệp theo dõi, giám sát mọi hoạt động trong quy trình sản xuất theo thời gian thực để có được những dự đoán và phòng ngừa cho các rủi ro có thể xảy ra.
Tối ưu kiểm soát rủi ro trong sản xuất với Giải pháp quản lý sản xuất thông minh toàn diện MES-X
MES-X là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể trên từng công đoạn về toàn bộ quá trình sản xuất được phát triển bởi VTI Solutions.
MES-X cho phép trao đổi thông tin tự động giữa các công đoạn sản xuất và các hệ thống khác trong nhà máy như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), hệ thống PDM (Product Data Management) và hệ thống QMS (Quality Management System).
- Lập kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất tổng thể hoặc theo đơn hàng. Kế hoạch sản xuất chi tiết trên từng công đoạn, máy/ dây chuyền sẽ được tạo tự động. Tự động đề xuất các xưởng, thiết bị sản xuất khi điều độ kế hoạch để tối ưu trong sản xuất, giảm thiểu lãng phí về nguồn lực trong sản xuất.
- Quản lý quy trình sản xuất: MES-X giúp quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất trên từng công đoạn. Cung cấp công cụ để định nghĩa và theo dõi các bước trong quy trình sản xuất, đảm bảo tính tuần tự, đúng thứ tự và đúng quy trình của từng công đoạn.
- Quản lý chất lượng: MES-X giúp quản lý quá trình kiểm tra chất lượng và đảm bảo tuân thủ các quy trình kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng. Hệ thống cung cấp các công cụ để ghi lại kết quả kiểm tra, theo dõi lỗi và hỗ trợ quy trình kiểm tra lại và sửa chữa khi cần thiết.
- Cập nhật, quản lý tiến độ sản xuất: Theo dõi tiến độ sản xuất realtime (theo thời gian thực). Kiểm soát chặt chẽ và chính xác dữ liệu sản xuất giúp giảm thiểu sai sót và thất thoát
- Quản lý nhân công: MES-X hỗ trợ quản lý nhân công trong quy trình sản xuất. Hệ thống giúp theo dõi số lượng và kỹ năng của nhân viên, quản lý lịch làm việc, phân công công việc và theo dõi hiệu suất làm việc của từng nhân viên trên từng công đoạn.
- Quản lý năng lực sản xuất: MES-X cung cấp báo cáo so sánh năng suất (chỉ số OEE), hiệu năng giữa các phân xưởng, thiết bị sản xuất theo kế hoạch & thực tế một cách trực quan và chi tiết. Phân tích dữ liệu để đưa ra cải tiến về việc nâng cao năng suất trong sản xuất
- Quản lý tiến độ sản xuất: Hệ thống cung cấp báo cáo tiến độ sản xuất từ tổng quan theo đơn hàng đến chi tiết theo từng đơn vị sản xuất nhỏ nhất như phân xưởng, thiết bị sản xuất. Thống kê theo nhiều góc nhìn đa chiều giúp theo dõi tiến độ một cách realtime
- Quản Lý Chi Phí Sản Xuất: MES-X cung cấp báo cáo chi phí sản xuất chi tiết tự động bao gồm việc tính toán và theo dõi chi phí sản xuất, từ đó giúp quản lý chi phí một cách chính xác và hiệu quả.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận demo miễn phí hệ thống MES hàng đầu Việt Nam!