07 Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp không thể bỏ lỡ

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Theo một nghiên cứu từ Institute for Supply Management, việc áp dụng các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp có thể giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí mua hàng đến 20% và tăng cường hiệu quả hoạt động mua hàng lên đến 30%. Cũng theo báo cáo của Deloitte, 79% các doanh nghiệp sản xuất lớn hàng đầu thế giới cho biết việc đánh giá nhà cung cấp là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với chiến lược mua hàng và hoạt động quản lý chuỗi cung ứng trong sản xuất.

Những con số này thể hiện tầm quan trọng không hề nhỏ của việc xây dựng và thực thi bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp trong quản lý mua hàng ngày nay.

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp là gì?

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp là một tập hợp các yếu tố và tiêu chí được sử dụng để đánh giá tổng quan, phân tích và xác định khả năng, độ uy tín cũng như hiệu suất của một nhà cung cấp trong việc cung cấp hàng hóa cho một tổ chức doanh nghiệp. Các tiêu chí này được thiết lập dựa trên các yếu tố quan trọng liên quan đến mục tiêu sản xuất kinh doanh và các yêu cầu cụ thể khác của tổ chức đó. 

Bộ tiêu chí này không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp xác định và chọn lựa những đối tác cung cấp có chất lượng cao nhất, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình mua hàng, giảm chi phí và tăng cường hiệu suất sản xuất. 

Đảm bảo chất lượng sản phẩm/sản phẩm đạt chuẩn: Bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng của nhà cung cấp trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cụ thể.

Giảm thiểu tối đa rủi ro liên quan đến nhà cung cấp: Việc đánh giá và xác định những nhà cung cấp có uy tín và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc sự cố hoặc thiếu hụt về chất lượng sản phẩm từ phía nhà cung cấp.

Tối ưu hóa chi phí và thời gian: Dựa vào bộ tiêu chí đánh giá, những nhà cung cấp có hiệu suất cao và giá cả hợp lý được lựa chọn sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được bài toán tối ưu chi phí mua hàng và tối ưu hóa thời gian giao hàng, từ đó gia tăng tỷ lệ hài lòng từ khách hàng. 

Xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững: Qua quá trình đánh giá và tương tác với các nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững và hợp tác lâu dài, từ đó tạo ra lợi ích cả hai bên.

Nâng cao hiệu suất sản xuất: Những nhà cung cấp đáng tin cậy và chất lượng cao không chỉ đảm bảo nguồn nguyên liệu và thành phần sản phẩm ổn định mà còn giúp tăng cường hiệu suất và linh hoạt trong quá trình sản xuất.Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Bộ 7 Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp không thể bỏ lỡ

1. Mức độ uy tín, minh bạch của nhà cung cấp

Một trong những tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua khi đánh giá nhà cung cấp là mức độ uy tín của họ. Uy tín của một nhà cung cấp đóng vai trò then chốt và thường là yếu tố quyết định cho việc đưa ra quyết định hợp tác hay không. Để có thể đánh giá mức độ uy tín của một nhà cung cấp, các nhà quản lý cần chú ý đến một số khía cạnh quan trọng sau:

Tiến hành thu thập đầy đủ và rõ ràng các trường thông tin về nhà cung cấp nhằm đối chiếu kiểm tra xem nhà cung cấp có tồn tại thực sự hay không, các thông tin cơ bản như địa chỉ, phương thức liên lạc và giấy phép kinh doanh có thực sự đảm bảo được tính minh bạch hay không? 

Bên cạnh đó, tiến hành xem xét các vấn đề pháp lý liên quan của nhà cung cấp, bao gồm việc kiểm tra các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng quá khứ và hiện tại của nhà cung cấp, cũng như việc đảm bảo rằng nhà cung cấp tuân thủ các quy định và pháp luật liên quan. 

2. Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa được cung cấp

Để đánh giá được chất lượng của sản phẩm hàng hoá mà một nhà cung cấp cung cấp, các nhà quản lý cần chú trọng vào các yếu tố sau: 

Tính năng & mức độ phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp: Cần phân tích đánh giá khả năng của mặt hàng được cung cấp trong việc thực hiện chức năng cơ bản nhằm phục vụ cho nhu cầu mục đích sản xuất kinh doanh của tổ chức. Chúng bao gồm khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu đặc thù lĩnh vực sản xuất kinh doanh của tổ chức hay các tính năng nâng cao và cải tiến mà nó có thể cung cấp, và chúng có phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp hay không? 

Độ tin cậy của sản phẩm hàng hoá: Xác suất mà sản phẩm hàng hoá được cung cấp có thể gặp sự cố, và liệu doanh nghiệp có thể chấp nhận những rủi ro này hay không. Bên cạnh đó, tính bền cũng là một yếu tố quan trọng khác trong tiêu chí này, bao gồm việc đo lường tuổi thọ/thời hạn sử dụng của mặt hàng được cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định.

3. Hiệu suất cung cấp hàng hoá

Hiệu suất cung cấp hàng hóa của nhà cung cấp là một yếu tố quan trọng không chỉ để đánh giá khả năng và độ tin cậy của nhà cung cấp đó trong chuỗi cung ứng, mà còn giúp cải thiện mối quan hệ đối tác, từ đó nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chuỗi cung ứng. 

Độ chính xác trong giao hàng: Xác định tỷ lệ phần trăm đơn hàng được giao đúng số lượng, đúng chủng loại sản phẩm so với yêu cầu ban đầu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần kiểm tra tính chính xác của các thông tin liên quan đến đơn hàng như mô tả sản phẩm, mã sản phẩm, và điều khoản giao hàng.

Tỷ lệ giao hàng đúng hạn: Giao hàng đúng hạn là chỉ số quan trọng phản ánh khả năng tuân thủ lịch trình của nhà cung cấp với phần trăm các đơn hàng được giao đúng thời gian đã thỏa thuận.

Tình trạng giao hàng: Đánh giá tình trạng của sản phẩm khi nhận hàng, xem sản phẩm có bị hư hỏng, trầy xước hay không?, đạt yêu cầu kỹ thuật không? Kiểm tra chất lượng bao bì và cách thức đóng gói, đảm bảo sản phẩm được bảo vệ tốt trong quá trình vận chuyển.

Khả năng thích ứng với thay đổi: Cần đánh giá khả năng phản ứng của nhà cung cấp khi có thay đổi về số lượng hoặc các yêu cầu đặc biệt về đơn hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp cần chú tâm vào cách thức mà nhà cung cấp xử lý các sự cố phát sinh, như việc giao hàng sai lệch, và thời gian cần thiết để giải quyết vấn đề.

Khả năng báo cáo và truy xuất: Nhà cung cấp có sử dụng hệ thống quản lý đơn hàng hiệu quả, cung cấp thông tin cập nhật và chính xác cho khách hàng hay không? Và bên cạnh đó còn là khả năng cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, giúp đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc.

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

4. Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo giá trị tốt nhất cho đầu tư của mình mà còn đảm bảo rằng các điều kiện thanh toán phù hợp với dòng tiền và chính sách tài chính của công ty. Một số yếu tố chính cần xem xét khi đánh giá nhà cung cấp dựa trên những tiêu chí này:

Giá cả

  • Tính cạnh tranh của giá: So sánh giá cả từ nhà cung cấp với giá thị trường hoặc giá từ các nhà cung cấp khác để đánh giá xem nhà cung cấp có đang cung cấp mức giá hợp lý không.
  • Cấu trúc giá: Kiểm tra xem nhà cung cấp có rõ ràng về cách tính giá và các thành phần giá không, bao gồm cả chi phí vận chuyển, thuế, phí bổ sung.
  • Giảm giá và ưu đãi: Đánh giá các chính sách giảm giá cho đơn hàng lớn, các ưu đãi theo mùa hoặc các điều kiện giá đặc biệt khác.

Điều kiện thanh toán

  • Thời hạn thanh toán: Xem xét thời hạn thanh toán mà nhà cung cấp đề nghị (ví dụ: 30, 60, 90 ngày sau khi nhận hàng) và đánh giá nó có phù hợp với chu kỳ dòng tiền của doanh nghiệp hay không.
  • Khả năng thương lượng: Đánh giá liệu có thể thương lượng với nhà cung cấp về điều kiện thanh toán tốt hơn, như kéo dài thời hạn thanh toán hoặc đặt cọc thấp hơn.

Phương thức thanh toán

  • Đa dạng phương thức thanh toán: Chuyển khoản ngân hàng, thanh toán qua thẻ, séc, hoặc các phương thức điện tử khác.
  • An toàn và bảo mật: Đảm bảo các phương thức thanh toán an toàn và có các biện pháp bảo vệ thông tin tài chính của doanh nghiệp.
  • Chi phí giao dịch: Cân nhắc chi phí phát sinh từ mỗi phương thức thanh toán, đặc biệt là đối với các giao dịch quốc tế có thể phát sinh phí chuyển đổi ngoại tệ hoặc phí ngân hàng.

5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Nhà cung cấp

Đánh giá nhà cung cấp qua tiêu chí dịch vụ chăm sóc khách hàng là một bước quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang hợp tác với một đối tác có khả năng hỗ trợ tốt cho cả hai bên trong mọi tình huống. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt không chỉ giúp giải quyết các vấn đề hiệu quả mà còn củng cố mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng. 

Tính kịp thời và hiệu quả của phản hồi

  • Thời gian phản hồi: Đánh giá xem nhà cung cấp phản hồi các yêu cầu hay thắc mắc của bạn nhanh chóng đến mức nào. Thời gian phản hồi nhanh chóng là dấu hiệu của dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
  • Hiệu quả phản hồi: Các phản hồi có giải quyết được vấn đề hay chỉ là các câu trả lời mang tính chất hình thức.

Độ chuyên nghiệp và thái độ phục vụ

  • Thái độ nhân viên: Nhân viên có thái độ niềm nở, lịch sự và sẵn sàng giúp đỡ hay không.
  • Kiến thức sản phẩm: Nhân viên có hiểu biết sâu rộng về sản phẩm, có khả năng giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin chính xác không.

Tính linh hoạt và thích ứng

  • Khả năng thích ứng: Nhà cung cấp có sẵn lòng thay đổi lịch trình, số lượng hoặc các yếu tố khác theo nhu cầu của doanh nghiệp hay không.
  • Linh hoạt trong giải quyết vấn đề: Xem xét cách thức nhà cung cấp giải quyết các vấn đề không lường trước hay các yêu cầu đặc biệt.

Cung cấp hỗ trợ sau bán hàng

  • Chính sách hỗ trợ sau bán hàng: Các chính sách về đổi trả, bảo hành, và hỗ trợ kỹ thuật sau khi giao dịch đã hoàn thành.
  • Hỗ trợ kỹ thuật: Khả năng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao.

Sử dụng công nghệ trong hỗ trợ khách hàng

  • Công nghệ hỗ trợ: Nhà cung cấp có sử dụng các công cụ hỗ trợ khách hàng hiện đại như hệ thống ticket, chat trực tuyến, CRM không?
  • Tích hợp đa kênh: Khả năng liên lạc qua nhiều kênh như điện thoại, email, mạng xã hội, và trang web.

Thông tin và giao tiếp minh bạch

  • Cung cấp thông tin: Nhà cung cấp cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về các sản phẩm, dịch vụ, chính sách và quy định liên quan đến quá trình giao dịch.
  • Minh bạch trong giao tiếp: Mọi điều khoản, điều kiện và chính sách được trình bày rõ ràng, dễ hiểu.

6. Khả năng hợp tác lâu dài bền vững

Đánh giá khả năng hợp tác lâu dài bền vững của nhà cung cấp là một tiêu chí quan trọng, nhất là trong mối quan hệ đối tác chiến lược. 

Sức khỏe tài chính

  • Báo cáo tài chính: Kiểm tra báo cáo tài chính của nhà cung cấp để đánh giá khả năng tài chính và sự ổn định lâu dài.
  • Đánh giá từ các tổ chức độc lập: Xem xét các đánh giá và xếp hạng từ các tổ chức tín dụng và đánh giá doanh nghiệp để có cái nhìn khách quan về sức khỏe tài chính của nhà cung cấp.

Tuân thủ các tiêu chuẩn ngành và quy định pháp lý

  • Chứng chỉ và tiêu chuẩn: Kiểm tra các chứng chỉ ngành như ISO, chứng nhận về môi trường (ISO 14001), và chứng nhận xã hội (SA 8000) mà nhà cung cấp có được.
  • Tuân thủ pháp lý: Đảm bảo rằng nhà cung cấp tuân thủ tất cả các quy định pháp lý địa phương và quốc tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.

Cam kết với phát triển bền vững

  • Chiến lược bền vững: Đánh giá các chính sách và hành động của nhà cung cấp liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm các sáng kiến giảm thiểu tác động môi trường và trách nhiệm xã hội.
  • Đầu tư vào công nghệ xanh: Xem xét liệu nhà cung cấp có đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường không.

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Lịch sử và kinh nghiệm hợp tác

  • Lịch sử hợp tác: Xem xét lịch sử hợp tác của nhà cung cấp với các đối tác khác, đặc biệt là các mối quan hệ dài hạn mà họ đã duy trì.
  • Phản hồi từ các đối tác hiện tại và trước đây: Thu thập phản hồi từ các doanh nghiệp đã hoặc đang làm việc với nhà cung cấp để hiểu rõ hơn về cách thức và độ tin cậy của họ trong các mối quan hệ kinh doanh.

Khả năng thích ứng và đổi mới

  • Đổi mới sản phẩm và dịch vụ: Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp trong việc thích ứng và đổi mới là nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.
  • Thích ứng với thay đổi thị trường: Xem xét khả năng của nhà cung cấp để thích ứng với các thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Quản lý rủi ro và khả năng phục hồi

  • Kế hoạch quản lý rủi ro: Đánh giá các kế hoạch quản lý rủi ro và khả năng phục hồi của nhà cung cấp trong trường hợp khủng hoảng hoặc sự cố.
  • Đầu tư vào an ninh và hậu cần: Kiểm tra các biện pháp an ninh và hậu cần mà nhà cung cấp đã thiết lập để đảm bảo hoạt động liên tục và an toàn.

7. Rủi ro tài chính của đơn vị cung cấp

Báo cáo tài chính

  • Phân tích báo cáo tài chính: Xem xét báo cáo tài chính hàng năm của nhà cung cấp để đánh giá tình hình tài chính hiện tại và xu hướng qua các năm. Các chỉ số quan trọng bao gồm tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, và dòng tiền.
  • Tỷ lệ nợ/phần vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio): Chỉ số này giúp xác định mức độ phụ thuộc vào nợ của nhà cung cấp và khả năng chịu đựng rủi ro tài chính.
  • Tỷ lệ thanh khoản (Liquidity Ratios): Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán ngắn hạn của nhà cung cấp, bao gồm tỷ lệ thanh khoản hiện hành và tỷ lệ thanh khoản nhanh.

Lịch sử tín dụng

  • Đánh giá lịch sử tín dụng: Kiểm tra xem nhà cung cấp có tiền sử quản lý nợ hiệu quả, đúng hạn hay không. Có thể xem xét thông tin từ các cơ quan đánh giá tín dụng.
  • Kiểm tra pháp lý: Xác minh liệu nhà cung cấp có đang trong thời kỳ kiện tụng hoặc phá sản không, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ.

Chính sách và bảo hiểm rủi ro

  • Bảo hiểm: Kiểm tra xem nhà cung cấp có đầu tư vào các bảo hiểm rủi ro tài chính không, chẳng hạn như bảo hiểm phá sản, bảo hiểm nợ xấu.
  • Chính sách quản lý rủi ro: Đánh giá các chính sách quản lý rủi ro tài chính của nhà cung cấp để xác định khả năng phòng ngừa và ứng phó với các tình huống khó khăn tài chính.

Dự báo và khả năng phục hồi

  • Dự báo tài chính: Xem xét các dự báo tài chính của nhà cung cấp để đánh giá triển vọng kinh doanh trong tương lai, bao gồm cả khả năng sinh lời và tăng trưởng.
  • Khả năng phục hồi tài chính: Đánh giá khả năng phục hồi của nhà cung cấp trong các giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng tài chính.

Đánh giá từ bên thứ ba: Cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ đánh giá rủi ro tài chính từ các tổ chức độc lập để có cái nhìn khách quan hơn về tình hình tài chính của nhà cung cấp.

Các tiêu chí nhà cung cấp cần đánh giá với hệ thống quản lý mua hàng PMS-X

Thấu hiểu được nhu cầu ngày càng cao về việc tối hiệu quả của quy trình mua hàng nói chung và hoạt động quản lý nhà cung cấp nói riêng, VTI SolutionsVTI Group mang đến giải pháp Phần mềm Quản lý mua hàng PMS-X hàng đầu Việt Nam với khả năng hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý các hoạt động mua sắm nguyên vật liệu, vật tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất theo đặc thù từng lĩnh vực của doanh nghiệp.

  • Thiết lập hồ sơ nhà cung cấp
  • Đánh giá và phân loại nhà cung cấp
  • Quản lý hợp đồng
  • Quản lý đơn hàng và giao dịch

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Cụ thể, PMS-X đánh giá nhà cung cấp dựa trên 6 nhóm tiêu chí:

  • Chất lượng: Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, năng lực chuyên môn, tính bền vững lâu dài
  • Giá cả: Giá thành
  • Dịch vụ: Dịch vụ sau bán, sự đa dạng hóa dịch vụ
  • Tài chính: An toàn tài chính, tính thanh khoản công ty
  • Giao hàng: Giao hàng đúng hạn, khả năng đáp ứng
  • Cải tiến: Khả năng cập nhật

Đặc biệt, PMS-X là giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp chưa có ERP quản lý mua sắm cùng với đó là khả năng tùy chỉnh đặc biệt theo nhu cầu của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sản xuất.

0/5 - (0 bình chọn)