Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping và ứng dụng thực tế

Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping và ứng dụng thực tiễn trong sản xuất

Sơ đồ chuỗi giá trị - VSM - Value Stream Mapping

Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping – VSM là gì?

1. Định nghĩa Value Stream Mapping

Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping – VSM) là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực quản lý sản xuất và quy trình làm việc, được sử dụng để biểu đồ hóa và phân tích quy trình sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ điểm khởi đầu đến điểm cuối để tìm cách tối ưu hóa hiệu suất và giảm lãng phí. 

Là một trong những công cụ hàng đầu của phương pháp Sản xuất tinh gọn – Lean manufacturing, sơ đồ chuỗi giá trị VSM mang đến một cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm các bước quy trình, thông tin về luồng sản phẩm hoặc dịch vụ, và thời gian của mỗi bước/giai đoạn. Chính vì vậy, VSM được xem là công cụ tối ưu hàng đầu giúp các tổ chức xác định các vấn đề trong quy trình của họ và cải thiện chúng để tăng năng suất và giảm lãng phí.

Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping - VSM
Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping – VSM

2. Nguồn gốc hình thành của sơ đồ chuỗi giá trị VSM

Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1918 trong cuốn sách “Installing Efficiency Methods” của tác giả Charles E.Knoeppel. Later. Chúng được đề cập đến trong nội dung của cuốn sách với tên gọi ban đầu là “Sơ đồ thể hiện luồng vật liệu và thông tin”. Thời gian sau đó, loại sơ đồ này được biết đến rộng rãi và liên kết với hệ thống sản xuất Toyota của Nhật Bản, là tiền đề tạo nên Hệ thống sản xuất tinh gọn – Lean manufacturing thời điểm lúc bấy giờ. Cho tới năm 1990, công cụ này được ứng dụng phổ biến hơn tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, sau đó được đổi tên thành “Sơ đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping”. 

Xem thêm: Lean Manufacturing Là Gì? Tất Tần Tật Về Sản Xuất Tinh Gọn Trong 5 Phút

Tầm quan trọng của sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping

Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping – VSM) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý sản xuất nói riêng cũng như quản lý kinh doanh nói chung, chúng đóng vai trò quyết định trong việc tối ưu hóa quy trình và cải thiện hiệu suất toàn bộ hệ thống sản xuất. 

Xác định và loại bỏ lãng phí: Sơ đồ chuỗi giá trị VSM là công cụ giúp các nhà quản lý xác định rõ các hoạt động không cần thiết, thời gian chờ đợi, và sự lãng phí trong quy trình sản xuất. Từ đó tạo cơ sở cho phép doanh nghiệp tập trung vào loại bỏ những yếu điểm này và tối ưu hóa quy trình, giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, và giảm chi phí sản xuất.

Tối ưu hóa luồng công việc: Việc xây dựng Value Stream Mapping mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về luồng công việc từ đầu đến cuối quy trình sản xuất. Điều này giúp cho các nhà quản lý đứng đầu tổ chức có khả năng quan sát và nhận diện rõ ràng các bước cần điều chỉnh, tối ưu hóa, hoặc loại bỏ để làm cho quy trình trở nên mượt mà hơn và giảm thiểu thời gian chờ đợi.

Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping - VSM
Value Stream Mapping mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về luồng công việc từ đầu đến cuối quy trình.

Tăng cường chất lượng sản phẩm: Không chỉ giúp giảm lãng phí, sơ đồ chuỗi giá trị VSM còn tạo điều kiện cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Bằng việc xác định các điểm kiểm tra và kiểm tra chất lượng trong quy trình, công cụ VSM giúp các tổ chức đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.

Tăng tính linh hoạt: Như đã đề cập ở trên, VSM cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống sản xuất, qua đó tạo tiền đề cho phép doanh nghiệp thấy rõ sự phụ thuộc giữa các bước và quy trình. Điều này giúp tạo ra sự linh hoạt để thay đổi hoặc điều chỉnh quy trình sản xuất theo nhu cầu thị trường và nhanh chóng thích nghi với những biến đổi trong mọi tình huống. 

6 Bước xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping

Bước 1: Xác định chuỗi giá trị 

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị là xác định rõ chuỗi giá trị mà doanh nghiệp muốn cải thiện & tối ưu hóa (chọn một quá trình cụ thể liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp). Việc xác định phạm vi của quy trình, từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc đóng vai trò then chốt để có được cái nhìn toàn diện, đầy đủ về quy trình và nhận biết các vấn đề tiềm ẩn, như điểm tắc nghẽn hoặc lãng phí.

Bước 2: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị VSM hiện tại

Trong bước này, việc sơ đồ hóa quy trình hiện tại của tổ chức là quan trọng để đánh giá hiệu suất và xác định được các vấn đề một cách rõ ràng. Doanh nghiệp cần thành lập một nhóm VSM bao gồm các thành viên đại diện cho các bên liên quan trong quy trình. Trong đó, người cố vấn và quản lý cấp cao của nhóm hoạch định sơ đồ chuỗi giá trị VSM phải là người đã có kinh nghiệm và quen thuộc với các nguyên tắc của Lean Manufacturing – Sản xuất tinh gọn. Tiếp theo đó, cần xác định và liệt kê hết toàn bộ tất cả các nhiệm vụ, bao gồm cả thời gian, chi phí thực hiện cho mỗi nhiệm vụ, kể cả thời gian chờ giữa các đầu công việc. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xây dựng được một bức tranh toàn diện và bao quát nhất cho toàn bộ quy trình. 

Bước 3: Đánh giá hiện trạng

Tại bước này, sau khi đã xây dựng và ứng dụng sơ đồ chuỗi giá trị VSM vào mô hình của mình, doanh nghiệp cần xem xét và phân tích cụ thể từng hoạt động trong quy trình để xác định rằng liệu chúng có tạo ra giá trị gia tăng hay không? Liệu chúng có mang lại lợi ích gì cho khách hàng không? 

6 Bước xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping
Sau khi đã xây dựng và ứng dụng sơ đồ chuỗi giá trị VSM vào mô hình của mình, doanh nghiệp cần xem xét và phân tích cụ thể từng hoạt động trong quy trình.

Bước 4: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị tương lai

Sau khi đã loại bỏ được những lãng phí và sai sót, doanh nghiệp hãy tạo ra một sơ đồ mô phỏng về quy trình VSM trong tương lai mà họ muốn đạt được. Hãy đặt ra một số câu hỏi và giả định để tạo tiền đề xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị tương lai, ví dụ như:
“Các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ làm gì để tinh giản quy trình nhất?”

Một số sáng kiến mà doanh nghiệp có thể cân nhắc đó là số hóa quy trình quản trị thông qua các phần mềm ERP hay hệ thống MES nhằm tinh giản những khó khăn mà việc quản lý truyền thống không thể giải quyết.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch và thực hiện cải tiến 

Sau khi đã xác định mục tiêu, doanh nghiệp phải phát triển, xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện sơ đồ chuỗi giá trị tương lai. Bộ công cụ trong phương pháp Lean Manufacturing như Kaizen, 5S, KanbanJust In Time có thể được áp dụng để tối ưu hóa quy trình. Điều quan trọng ở đây mà các tổ chức cần đảm bảo chính là việc kế hoạch được thực thi một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Bước 6: Đánh giá hiệu quả và cải tiến liên tục

Cuối cùng, đây là bước để doanh nghiệp đánh giá liệu rằng phương pháp Value Stream Mapping mà tổ chức xây dựng có phù hợp và đạt được mục tiêu hay chưa? Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

  • Sơ đồ chuỗi giá trị VSM có truyền đạt được các mục tiêu kinh doanh mong muốn hay chưa?
  • Đã có sự kết nối giữa công ty và khách hàng trong sơ đồ chuỗi giá trị VSM không?
  • Các hoạt động tinh gọn từ phương pháp VSM có hiệu quả và trở thành một phần trong văn hóa doanh nghiệp hay chưa?

Từ những điều trên, các nhà quản lý sẽ có cơ sở để nỗ lực cải tiến không ngừng trong tương lai nhằm xây dựng và ứng dụng thành công hơn sơ đồ chuỗi giá trị VSM cho doanh nghiệp của mình. Phương pháp VSM đòi hỏi một chu kỳ lặp lại để liên tục cải thiện quy trình và đảm bảo sự linh hoạt trong môi trường kinh doanh.

Ứng dụng thực tiễn của sơ đồ chuỗi giá trị VSM trong sản xuất 

Một ví dụ thực tiễn về doanh nghiệp sản xuất đã ứng dụng thành công sơ đồ chuỗi giá trị VSM có thể kể đến là Toyota – hãng sản xuất xe hơi đến từ Nhật Bản có vị thế hàng đầu thế giới và cũng là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng phương pháp Lean Manufacturing nói chung và công cụ VSM nói riêng.

Sơ đồ chuỗi giá trị VSM trong sản xuất
Toyota – Ứng dụng thực tiễn của sơ đồ chuỗi giá trị VSM trong sản xuất

Toyota đã áp dụng sơ đồ chuỗi giá trị VSM vào quá trình sản xuất ô tô của họ với mục tiêu tối ưu hóa quy trình và loại bỏ lãng phí, điều này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho hãng xe hơi đến từ Nhật Bản: 

Giảm thời gian sản xuất: Toyota đã sử dụng sơ đồ chuỗi giá trị VSM để xác định các bước trong quy trình sản xuất ô tô và xem xét thời gian mà mỗi bước cần. Sau đó, họ đã loại bỏ các hoạt động/các bước không tạo giá trị và tối ưu hóa thứ tự các công việc để giảm thời gian sản xuất. Kết quả là thời gian sản xuất mỗi xe ô tô của hãng này đã được rút ngắn đáng kể.

Liên tục cải tiến: Bên cạnh việc xây dựng và ứng dụng VSM cho mô hình của mình, Toyota thường xuyên duyệt lại sơ đồ chuỗi giá trị VSM định kỳ và tiếp tục không ngừng cải tiến quy trình sản xuất của mình. Họ sử dụng VSM như là một công cụ để duy trì và nâng cao hiệu suất sản xuất, đồng thời đảm bảo rằng họ đáp ứng được thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

Như vậy có thể thấy rằng, Toyota đã sử dụng sơ đồ chuỗi giá trị VSM không chỉ để tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn để xây dựng một nền tảng cho sự cải tiến liên tục và tạo ra những giá trị lâu dài cho tương lai của doanh nghiệp. 

Xem thêm: Hệ Thống Sản xuất Toyota Và Vị Thế Hàng Đầu Thế Giới

VTI GROUP

5/5 - (5 bình chọn)