PLM là gì? Toàn bộ về Hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm PLM trong 3 phút

hệ thống plm

Trong thời đại mà đổi mới là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp đối mặt với áp lực phải thay đổi để bắt kịp xu thế nếu không muốn bị tụt lại phía sau. Để giải quyết những thách thức này, giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm PLM ra đời và đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà sản xuất phát triển thế hệ sản phẩm tiếp theo, với chi phí thấp hơn và thời gian đưa ra thị trường nhanh hơn. 

PLM là gì?

Quản lý vòng đời sản phẩm PLM (Product Lifecycle Management) là một hệ thống quản lý và kiểm soát tất cả các dữ liệu và quy trình liên quan đến toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ lên ý tưởng thiết kế cho đến khi tái chế và kết thúc vòng đời. Mục tiêu của PLM là cho phép các đơn vị khác nhau của công ty, từ sản xuất đến bán hàng, chia sẻ kiến ​​thức về các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm (thiết kế, sản xuất, bảo quản, vận chuyển, bán, dịch vụ sau bán hàng, tái chế ).

Hệ thống PLM cũng có thể tự động hóa việc quản lý dữ liệu sản phẩm và tích hợp dữ liệu này với các phần mềm doanh nghiệp khác, chẳng hạn như lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP)hệ thống điều hành sản xuất (MES, Manufacturing Execution System). Chính vì điều này, giải pháp PLM phục vụ nhiều ngành công nghiệp — từ điện tử công nghệ, thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm chăm sóc cá nhân  cho đến thiết bị y tế, hàng không vũ trụ và quốc phòng

Quản lý vòng đời sản phẩm – Trọng tâm của PLM

Yếu tố trọng tâm của quản lý vòng đời sản phẩm là chính vòng đời sản phẩm, gồm 4 giai đoạn chính:

  • Lên ý tưởng và phát triển kế hoạch: Vòng đời của sản phẩm bắt đầu với việc hình thành khái niệm hoặc ý tưởng cho một sản phẩm mới. Trong giai đoạn này, PLM sẽ hỗ trợ thực hiện nghiên cứu và lập kế hoạch để tạo ra sản phẩm có tiềm năng đáp ứng thị trường.
  • Thiết kế sản phẩm: Sau khi lên ý tưởng thì tiếp theo là việc thiết kế mô hình, nguyên mẫu và sản phẩm thử nghiệm hoàn thiện. Trung tâm quản lý dữ liệu và thông tin sản phẩm tập trung của PLM thường được sử dụng để theo dõi tất cả quá trình trong giai đoạn này. Điều này đảm bảo rằng các quy trình làm việc chính xác.
  • Sản xuất sản phẩm: Sử dụng dữ liệu từ giai đoạn trước, sản phẩm bước vào giai đoạn sản xuất. Thiết kế cuối cùng được chuyển đến nhà máy để lắp ráp và sản xuất. PLM có thể theo dõi các dữ liệu chẳng hạn như nguồn cung nguyên vật liệu, chi phí, quốc gia xuất xứ, hạn ngạch năng suất, thời gian,…để giúp doanh nghiệp quản lý quá trình sản xuất và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. 
  • Phân phối, bảo trì và tái chế sản phẩm: Đây là giai đoạn cuối cùng của vòng đời sản phẩm, bao gồm việc nhập kho sản phẩm cuối cùng, phân phối đến các kênh bán hàng khác nhau, hỗ trợ dịch vụ khách hàng hoặc loại bỏ và tái chế. Trước khi chu kỳ bắt đầu lại với một sản phẩm mới, PLM thu thập thông tin về hiệu suất của sản phẩm để có thể hiểu chính xác cách cải thiện sản phẩm cho chu kì sau này.
Các giai đoạn của quá trình quản lý vòng đời sản phẩm với PLM
Các giai đoạn của quá trình quản lý vòng đời sản phẩm với PLM

Chức năng của PLM

PLM đóng một vai trò xuyên suốt trong nhà máy sản xuất bằng cách giúp tối ưu hóa các quy trình sản xuất sản phẩm. Để làm được điều này, nó dựa vào 3 chức năng chính:

  • Quản lý dữ liệu sản phẩm
    • Tập trung thông tin sản phẩm trong không gian ảo chuyên dụng (thông số kỹ thuật và chức năng, kế hoạch, báo cáo sản xuất, hóa đơn nguyên vật liệu BOM, tài liệu chất lượng, danh mục, hỗ trợ khách hàng, v.v.).
    • Quản lý phiên bản để đảm bảo khả năng truy xuất của các sửa đổi liên tiếp
    • Quản lý quyền truy cập được cá nhân hóa cho mỗi nhân viên
  • Quản lý quy trình sản phẩm (sửa đổi kỹ thuật, chu kỳ xác nhận tài liệu, xây dựng và kiểm soát gói tài liệu, quản lý các hoạt động bảo trì, v.v.)
    • Tổ chức, giám sát và đo lường sự phát triển của các dự án bằng cách phân công nhiệm vụ (hoặc hoạt động) cho các thành viên trong nhóm.
    • Trao quyền cho nhân viên bằng cách cung cấp cho họ khả năng hiển thị thông tin cần thiết, các nhiệm vụ trước đó và những kết quả có thể đạt được.
    • Chia sẻ quan điểm trong một nhóm về các giai đoạn của quy trình và các yếu tố liên quan.
  • Tích hợp phần mềm và hệ thống hiện có trong công ty để dễ dàng nhập và xuất dữ liệu (CAD, PDM, ERP, GPAO, CMMS, v.v.)

PLM tích hợp với hệ thống Quản lý doanh nghiệp

Những phần mềm phù hợp có thể được sử dụng để tích hợp với PLM trong nhà máy để làm việc trên tất cả các quy trình sản phẩm từ lập kế hoạch và sản xuất đến kiểm soát, bán hàng và dịch vụ. Các hệ thống được đề xuất tích hợp:

    • Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP): Tích hợp với hệ thống ERP đảm bảo rằng quá trình sản xuất nhận được thiết kế được phát hành mới nhất, loại bỏ các vấn đề thu hồi sản phẩm lỗi.
    • Các giải pháp thiết kế kỹ thuật: Tích hợp với các giải pháp thiết kế như CAD cơ khí (MCAD) và phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) giúp tăng tốc phát triển bằng cách đảm bảo rằng tất cả các thành phần hoạt động cùng nhau và như được thiết kế.
    • Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Tích hợp với hệ thống CRM cung cấp cho nhóm sản phẩm quyền truy cập tập trung vào phản hồi và dữ liệu quan trọng của khách hàng. Điều này có thể giúp cung cấp thêm thông tin về quy trình phát triển và chất lượng sản phẩm cũng như cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
    • Các hệ thống nền tảng khác: Tùy vào các giai đoạn của quy trình và các yếu tố liên quan, bạn hoàn toàn có thể kết hợp với các hệ thống và phần mềm khác để nâng cao hiệu quả trong sản xuất sản phẩm.

Khi này tất cả dữ liệu và quy trình đều được ghi lại để tạo thành cơ sở dữ liệu trung tâm và có thể truy cập vào các bộ phận liên quan doanh nghiệp, qua đó tạo nên một quy trình sản xuất hoạt động hiệu quả trong thời gian thực. 

PLM tích hợp với hệ thống Quản lý doanh nghiệp
Hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm PLM

Vì sao doanh nghiệp cần hệ thống PLM?

Trong thời đại đổi mới liên tục và toàn cầu hóa, các yêu cầu của thị trường về sản phẩm ngày càng cao, các nhà sản xuất đang tập trung vào quan hệ đối tác với các công ty trong chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí liên quan.

Cho dù bạn là một công ty khởi nghiệp nhỏ hay công ty nằm trong danh sách Fortune 500, phần mềm PLM giải quyết những thách thức phổ biến mà hầu hết các nhà sản xuất hiện nay phải đối mặt:

  • Áp dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất (ví dụ: IoT, AI, robot)
  • Cộng tác với các nhóm phân tán, nhà cung cấp và nhà sản xuất theo hợp đồng
  • Tăng cường tuân thủ các quy định về an toàn, môi trường và xuất khẩu đang phát triển
  • Đáp ứng các mục tiêu về chất lượng sản phẩm và chi phí
  • Cung cấp các sản phẩm sáng tạo trước sự cạnh tranh

Bằng cách chọn phần mềm PLM phù hợp, các công ty có thể giải quyết những thách thức này và đưa ra giải pháp hỗ trợ vòng đời từ đầu đến cuối của sản phẩm – từ lên ý tưởng đến quản lý yêu cầu, thiết kế sản phẩm, công nghiệp hóa đến bảo trì và loại bỏ. Để thực sự thành công với PLM, cần phải có một hệ thống có thể ở cả thượng nguồn và hạ nguồn trong chuỗi cung ứng để giữ cho dòng chảy và kiểm soát thông tin hiệu quả nhất có thể.

Lợi ích của PLM trong quản lý vòng đời sản phẩm

Áp dụng hệ thống PLM hứa hẹn mang lại cho các nhà sản xuất những lợi ích đáng kể:

  • Tận dụng tối đa vòng đời của sản phẩm
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí liên quan
  • Đẩy nhanh việc ra mắt các sản phẩm mới
  • Tăng cường kiểm soát chất lượng
  • Duy trì tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
  • Tiết kiệm thời gian nghiên cứu thị trường
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng
  • Báo cáo và phân tích dữ liệu từ quá khứ để đề xuất các phương án cho tương lai
  • Giảm chi phí thông qua tích hợp đầy đủ quy trình làm việc kỹ thuật.

Sự khác biệt giữa hệ thống ERP và PLM

Thông thường, PLM được so sánh không chính xác hoặc thậm chí bị đánh đồng với hệ thống ERP. Tuy nhiên, một hệ thống ERP về cơ bản hoạt động khác với hệ thống PLM. Hệ thống ERP chuẩn hóa việc tạo ra dữ liệu sản phẩm và đảm bảo rằng các đơn đặt hàng có thể được thực hiện và qua đó thông báo cho các quy trình khác làm việc. Do đó, chúng cung cấp một giao diện giữa quản lý chuỗi cung ứng, bảo trì dữ liệu sản phẩm và hậu cần.

Trong khi đó, hệ thống PLM hỗ trợ cả việc hình thành ý tưởng trong quá trình phát triển, sản xuất, tiếp thị và tái chế các sản phẩm đầu ra. Mặc dù chúng cũng được đặc trưng bởi một quy trình tiêu chuẩn hóa, tuy nhiên, chúng phải để lại đủ chỗ cho sự sáng tạo để có thể tạo ra các sản phẩm mới.

Một giải pháp PLM tổng thể không chỉ bao gồm phần mềm được sử dụng mà còn bao gồm cách làm việc cụ thể, các đề xuất chuyên môn và các công cụ thực hiện khác nhau. Do đó, hệ thống ERP và các nền tảng khác có thể được hiểu là các giao diện thuộc về cách tiếp cận PLM. 

Làm thế nào để áp dụng hệ thống PLM vào nhà máy của bạn?

Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm PLM thoạt đầu có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng đây chính là một trong những bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số nhà máy sản xuất. Dưới đây là 3 bước gợi ý cơ bản:

Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Việc đầu tiên là doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu cụ thể khi áp dụng PLM vào hoạt động sản xuất. Mỗi hệ thống PLM đều có khả năng riêng và bạn cần tìm ra khả năng nào phù hợp với cách vận hành nhà máy của mình và xác định cách mà hệ thống sẽ giúp bạn đạt được.

Lập kế hoạch chuẩn bị kỹ càng

Một điều cực kỳ quan trọng là công ty sản xuất của bạn phải chuẩn bị kỹ cho quá trình này. Bởi ngoài việc triển khai hoạt động, doanh nghiệp cần phải thiết lập định hướng chiến lược hợp lý. Mặt khác, nền tảng PLM là sự kết hợp các yếu tố phần mềm, con người và quy trình lại với nhau và do đó đảm bảo rằng mọi yếu tố trên đều được xem xét kỹ càng. Khi đáp ứng các nhu cầu trên, việc triển khai hệ thống PLM sẽ mang lại nhiều lợi ích tối đa cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ triển khai PLM phù hợp

Có rất nhiều công ty phần mềm PLM  khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải chọn một công ty phù hợp để hợp tác. Hãy chắc chắn nghiên cứu độ tin cậy và kinh nghiệm của họ. Bạn cũng muốn tìm kiếm một nhà cung cấp thường xuyên cải tiến và cập nhật sản phẩm của họ và luôn cập nhật những thay đổi mới nhất.

Kết luận

PLM chính là giải pháp giúp tối ưu hóa quá trình quản lý vòng đời sản phẩm cũng như đóng vai trò là chìa khóa giúp kết nối nhà sản xuất với nhà cung ứng và khách hàng. Khi đã hiểu được tầm quan trọng của PLM, doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội tiếp cận một quy trình tối ưu hóa sản xuất một cách chuẩn chuẩn mực và hiện đại.

Tuy nhiên, việc áp dụng PLM vào trong sản xuất cần có một kế hoạch cụ thể rõ ràng. Do đó, việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ PLM uy tín không chỉ giúp việc triển khai diễn ra thành công mà họ có thể trở thành đối tác làm việc lâu dài với doanh nghiệp bạn.  

 

3/5 - (2 bình chọn)