BOM Là gì? Làm thế nào để xây dựng BOM hiệu quả

BOM là gì? Làm thế nào để xây dựng và quản lý BOM hiệu quả?

BOM là gì? Định mức nguyên vật liệu BOM trong sản xuất

Trong sản xuất, BOM đóng vai trò như là một “sổ tay chứa danh sách các công thức” cần thiết để chế tạo bất kỳ sản phẩm nào, giúp hướng dẫn chỉ định nguyên liệu chính xác và cung cấp quy trình sản xuất từng bước rõ ràng, qua đó giúp nhà sản xuất ước tính chi phí nguyên vật liệu, lập kế hoạch cung ứng và cuối cùng kết hợp sản phẩm lại với nhau một cách hiệu quả và mạnh mẽ.

BOM là gì?

BOM (Bill of Materials) – Định mức nguyên vật liệu là một danh sách toàn diện của tất cả các bộ phận, vật liệu, linh kiện, số lượng, và hướng dẫn cần thiết để lắp ráp và sản xuất các sản phẩm. 

BOM đóng vai trò là cốt lõi của bất kỳ quy trình sản xuất nào vì nó cung cấp tất cả thông tin cần thiết để lắp ráp một bộ phận. BOM không chỉ phác thảo những vật liệu thô và sản xuất cần thiết để chế tạo một bộ phận mà còn bao gồm các thiết bị và công cụ cần thiết để chế tạo các bộ phận đó. Một cách đơn giản hơn, BOM như là một công thức nấu ăn, trong đó bao gồm nguyên liệu (thịt, cá, số lượng, nơi mua,…) và cách chế biến đầy đủ.

BOM là gì? Định mức nguyên vật liệu BOM trong sản xuất
BOM là gì? Định mức nguyên vật liệu BOM trong sản xuất

Các doanh nghiệp thường bắt đầu quá trình sản xuất bằng cách xây dựng BOM. Điều tối quan trọng là tổ chức phải tạo các hóa đơn định mức nguyên vật liệu chính xác vì nó đảm bảo rằng quá trình lắp ráp có thể diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất có thể bằng cách đảm bảo rằng các bộ phận hoặc thành phần luôn sẵn sàng và phù hợp trong quá trình sản xuất. Nếu một hóa đơn định mức nguyên vật liệu bị sai sót, nó có thể gây ra sự cố trong quá trình sản xuất – gây lãng phí cả thời gian và tiền bạc.

| Mô hình quản trị sản xuất và 8 yếu tố cốt lõi doanh nghiệp cần biết

Các loại BOM trong quản lý sản xuất hiện nay

Để đáp ứng đa dạng và tốt hơn nhiều yêu cầu khác nhau của các nhà sản xuất, hóa đơn định mức nguyên vật liệu được chia ra thành nhiều loại, cơ bản như sau:

1.Manufacturing Bill of Materials (mBOM)

mBOM (hay còn được gọi là BOM trong sản xuất) được các doanh nghiệp sử dụng để hiển thị tất cả thông tin của tất cả các bộ phận và lắp ráp, để xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh. mBOM sử dụng các thông tin để xây dựng nên các mối quan hệ chi tiết hơn về các thành phần và các cầu nối liên quan với nhau. Ngoài ra mBOM còn nắm bắt tất cả thông tin của các bộ phận yêu cầu xử lý trước khi đưa vào lắp ráp.

mBOM phụ thuộc hoàn toàn vào độ chính xác đơn đặt hàng của các bộ phận trong quá trình sản xuất để đảm bảo cho bộ phận mua hàng luôn duy trì được lịch trình tối ưu để đặt hàng từ các bộ phận và thương lượng giá với bên cung cấp.

Đây là loại BOM phổ biến nhất trong các công ty sản xuất hiện nay với nguồn dữ liệu được tổng hợp từ nhiều hệ thống bao gồm lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp ERP, lập kế hoạch tài nguyên vật liệu MRP, hệ thống thực thi sản xuất MES.

2.Engineering Bill of Materials (eBOM)

Khác với mBOM, eBOM thường tập trung vào các thành phần và vật liệu trong các thiết kế. eBOM phát triển trong giai đoạn thiết kế sản phẩm dựa vào các công cụ như: thiết kế hỗ trợ máy tính và tự động hóa thiết kế điện tử.

Một sản phẩm hoàn chỉnh có thể liên kết với nhiều eBOM. Các tài liệu eBOM sẽ thống kê các vật phẩm, bộ phận, thành phần, lắp ráp sản phẩm theo thiết kế của các nhóm kỹ thuật.

3.Production BOM

Production BOM còn gọi là BOM sản phẩm, BOM sản phẩm được xem như một nền tảng cho đơn đặt hàng sản xuất. Chúng sẽ liệt kê các thành phần và thành phần lắp ráp để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm giá cả, mô tả, số lượng, các đơn vị đo lường,… Trong quá trình sản xuất các thành phần vật lý sẽ được chuyển đổi thành thành phẩm hoàn chỉnh. Các nguyên liệu thô sẽ được phân bố hợp lý cho các sản phẩm bởi hệ thống tự động của chúng. Các nhu cầu thành phần, chi phí, tính sẵn có của nguyên liệu sẽ được tự động thêm vào các đơn đặt hàng.

4.Single – Level BOM

Loại BOM này là BOM đơn cấp thường được sử dụng cho các sản phẩm có cấu trúc đơn giản không có các thành phần nhỏ. Ở đây có chứa tổng số các bộ phận được sử dụng trong quá trình làm thành sản phẩm và được liệt kê theo thứ tự số phần. Tài liệu này chỉ cho phép một cấp độ con trong các thành phần, lắp ráp, vật liệu. 

5.Multi-level BOM

So với BOM đơn cấp, Multi-Level BOM có xu hướng được sử dụng cho những công trình phức tạp hơn và do đó bao gồm các thành phần lắp ráp, thường được chia thành các cấp độ khác nhau. Trong tài liệu này, mỗi vật phẩm (nguyên liệu thô hoặc lao động) phải liên kết với vật phẩm gốc, ngoại trừ ở cấp cao nhất.

Cách tạo hóa đơn định mức nguyên vật liệu BOM

1. BOM bao gồm những gì?

Một số yếu tố cơ bản có thể có trong Hóa đơn định mức nguyên vật liệu BOM:

– Cấp BOM (BOM Level): BOM thường chứa nhiều cấp, mỗi cấp đại diện cho tổ hợp chính hoặc tổ hợp phụ. Mỗi BOM có cấu trúc riêng được phân chia và đánh dấu dựa trên các mức BOM để giúp người dùng điều hướng tài liệu và nắm được quy trình lắp ráp.

– Tham chiếu (Reference): gán cho mỗi bộ phận hoặc cụm bộ phận là một tham chiếu (định danh) để xác định dễ dàng hơn. Những định danh này thường bao gồm một chữ cái và một số. Ví dụ, các điện trở có thể được đặt tên là R1, R2, R3, v.v.

– Số lượng (Part Number): số lượng các thành phần và quy trình lắp ráp riêng lẻ được ấn định để dễ dàng tham khảo.

– Đơn vị đo (Unit of Measure):  đơn vị đo của các bộ phận và thành phần như inch, feet, kg, ounce,…

– Mô tả (Description): chẳng hạn như kích thước, điện áp, màu sắc và các thông số kỹ thuật khác, cung cấp mô tả chi tiết của từng bộ phận sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt giữa các bộ phận có nhiều điểm tương đồng và dễ dàng xác định các bộ phận cụ thể hơn. Thường thì mô tả sẽ ở dạng hình ảnh.

– Giai đoạn (Phrase): Mục đánh dấu vị trí của các bộ phận trong vòng đời của chúng. Các chỉ định trong danh mục này bao gồm sản xuất, thử nghiệm và thiết kế. Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ lắp ráp của mình và tạo ra các mốc thời gian thực tế của dự án.

– Loại mua sắm (Procurement type): nêu rõ cách thức từng bộ phận được mua hoặc sản xuất (sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo yêu cầu) nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, lập kế hoạch và mua sắm.

– Tên nhà sản xuất (Manufacturer name): doanh nghiệp cũng nên liệt kê tên của nhà sản xuất linh kiện để giúp những người sử dụng BOM tìm được linh kiện phù hợp.

– Các chỉ số tham khảo (Reference Indicators): nếu sản phẩm có chứa các cụm bảng mạch in (PCBA), doanh nghiệp phải đưa vào hóa đơn định mức nguyên vật liệu BOM các chỉ số tham chiếu nêu chi tiết vị trí của bộ phận trên bảng. Việc nhập thông tin này vào hóa đơn định mức nguyên vật liệu có thể giúp các bên liên quan tiết kiệm thời gian và tránh nhầm lẫn sau này.

– Nhận xét và ghi chú (Note): Mặc dù đây không phải là hạng mục quan trọng, nhưng nó có thể làm tăng đáng kể hiệu quả của dự án của doanh nghiệp, đặc biệt khi phát sinh các vấn đề hoặc thay đổi bất ngờ. Đây là phần đặt bất kỳ nhận xét và ghi chú nào không phù hợp với bất kỳ danh mục nào khác. VD: các vật tư tiêu hao như đinh vít, keo dán, băng dính,…

2. Các bước cơ bản xây dựng một BOM

Khi đã sắp xếp tất cả thông tin đó, bạn có thể bắt đầu viết danh sách BOM của mình. Quá trình này tương đối đơn giản, nhưng việc tìm kiếm thông tin có thể khó khăn. Đây là cách chuẩn bị BOM cơ bản (sử dụng MS Excel):

  1. Tạo tài liệu: Mở chương trình MS Excel và tạo một tài liệu bảng tính mới. Đặt tên tệp và đặt tên của dự án và bất kỳ thông tin nhận dạng quan trọng nào khác ở trên cùng.
  2. Sắp xếp tài liệu: Thiết lập quyền của người dùng, thiết lập theo dõi thay đổi và tạo bất kỳ cấp độ nào cần thiết. Lưu ý, bạn có thể cần thêm rất nhiều thông tin liên quan và thực hiện các thay đổi đối với thông tin đó sau này.
  3. Điền vào các cột: Điền tên các danh mục vào đầu các cột. Những tiêu đề này sẽ bao gồm những thứ như tên mặt hàng, số lượng, số bộ phận,.. như đã nêu ở trên.
  4. Điền vào các hàng: Điền thông tin vào các hàng, theo đầu mục của cột. Mỗi thành phần của bảng sẽ có một hàng riêng biệt. Bạn nên đảm bảo rằng thông tin chính xác và luôn được cập nhật liên tục.
  5. Cập nhật khi cần : Cập nhật thông tin trong BOM khi cần thiết một cách kịp thời và chính xác. Khi tạo tệp, hãy nhớ lưu tệp thường xuyên và ghi lại các thay đổi, để dễ dàng truy xuất và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết

5 lý do tại sao BOM lại quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất

BOM là gì? Định mức nguyên vật liệu BOM trong sản xuất
Tầm quan trọng của Định mức nguyên vật liệu BOM trong sản xuất

1. BOM là sổ tay hoạt động của doanh nghiệp sản xuất

Định mức nguyên vật liệu BOM sẽ liệt kê mọi nguyên liệu thô và số lượng cần thiết cũng như các quy trình (có thể ở dạng thô) quan trọng để sản xuất sản phẩm. Đây là lợi ích quan trọng nhất của BOM khi đóng vai trò như là một “bí kíp” sản xuất. 

2. Tối ưu các chi phí liên quan

Với khả năng liệt kê tất cả các nguyên vật liệu với số lượng tương ứng và giá cả cập nhật, BOM cung cấp cho nhà sản xuất thông tin chi phí để sản xuất sản phẩm thời gian thực, theo giá thị trường hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán tỷ suất lợi nhuận tiềm năng và đưa ra chiến lược định giá phù hợp cho sản phẩm của mình.

3. Tối ưu tồn kho và giảm thiểu lãng phí sản xuất

Một lý do khác tại sao BOM lại cần thiết trong sản xuất là khả năng giúp giảm thiểu lãng phí, đặc biệt là lãng phí đến từ chính hàng tồn kho dư thừa.

Với BOM, nhà máy sẽ biết được những gì cần thiết và bằng cách sử dụng các bộ phận phù hợp một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ không bị dư thừa hàng tồn kho. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nắm rõ chính xác số lượng cần thiết và tránh phải kiểm tra những sản phẩm lắp ráp không chính xác và không thể sử dụng được.

Cuối cùng, khi đã có các thông tin chính xác, nhà sản xuất nâng cao khả năng tự cải thiện sản xuất, cho đến khi có được công thức sản phẩm hoàn hảo nhất. Và đồng thời, loại hàng tồn kho BOM này giúp quản lý hàng tồn kho trong nhà máy ở mức tối ưu.

4. Tạo ra các tiêu chuẩn cho sản xuất

Bất kỳ sản phẩm nào cũng phải trải qua nhiều bước từ khi phác thảo ý tưởng cho đến khi có đơn đặt hàng cuối cùng. BOM giúp doanh nghiệp trình bày quy trình này với nhà máy của mình, như nguyên liệu thô cần thiết là gì, sản xuất cần chú trọng yếu tố nào và kiểm soát chất lượng ra sao,…

Một khi BOM được xác định, nó có thể được sử dụng như một phần của Quy trình Sản xuất Tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và tính nhất quán cho mỗi lô sản phẩm.

5. BOM giúp toàn bộ chuỗi cung ứng hoạt động nhất quán

Về bản chất, một Hóa đơn định mức Nguyên vật liệu giúp tất cả các bộ phận làm việc cùng nhau.

Để tạo một BOM chính xác, doanh nghiệp cần đầu vào từ thiết kế, mua sắm, nhà sản xuất và bán hàng. Các nhà thiết kế, nhà bán hàng, nhà hoạch định chất lượng, nhà máy và nhà cung cấp từ đó đều sẽ tham khảo ý kiến ​​đó trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. 

| Xem thêm: Quy trình Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả doanh nghiệp cần biết

Lựa chọn MES-X của VTI Solutions cho việc quản lý BOM

Như vậy có thể thấy, định mức nguyên vật liệu BOM trong sản xuất đóng vai trò như là một “kim chỉ nam” trong sản xuất, giúp điều hướng và quản lý tốt toàn bộ quy trình trong nhà máy, từ việc lên ý tưởng cho đến đặt nguyên vật liệu và sản xuất thành phẩm. Do đó, việc xây dựng một BOM đóng vai trò nền tảng cho một quy trình sản xuất an toàn và hiệu quả.

Đa số các doanh nghiệp thường sử dụng MS Excel để xây dựng BOM. Mặc dù phương pháp này đã chứng minh hiệu quả qua nhiều năm, nhưng nó chắc chắn không là phương án tối ưu nhất cho việc quản lý BOM hiệu quả. Những khuyết điểm có thể kể đến như:

    • Dễ mắc lỗi thủ công: nhân viên nhập sai, nhập thiếu,…không chỉ lãng phí thời gian mà còn có thể ảnh hưởng các quyết định kinh doanh quan trọng đang được đưa ra dựa trên dữ liệu không chính xác.
    • Khó thêm các biến thể: khi sản phẩm thay đổi và đa dạng hơn, gần như cách duy nhất là tạo lại một BOM mới.
    • Tạo định mức nguyên vật liệu BOM nhiều cấp rất phức tạp: việc quản lý nhiều phiên bản của một bộ phận trên các sản phẩm ở các cấp khác nhau của hệ thống phân cấp BOM có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong Excel.

Chính vì những lý do này, doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc lựa chọn giải pháp MES-X. Ngoài việc hỗ trợ nhà quản trị cập nhật thông tin và ra quyết định kịp thời, chính xác, trong quản lý BOM, MES-X còn có thể cho phép bạn xây dựng và quản lý BOM tương tác với toàn bộ quy trình làm việc của mình trong thời gian thực một cách chính xác và nhanh chóng.

MES-X là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể trên từng công đoạn về toàn bộ quá trình sản xuất được phát triển bởi VTI Solutions.

| MES là gì? 5 phút hiểu về Hệ thống Điều hành Sản xuất cho nhà máy MES (Manufacturing Execution System)

MES-X cho phép trao đổi thông tin tự động giữa các công đoạn sản xuất và các hệ thống khác trong nhà máy như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), hệ thống PDM (Product Data Management) và hệ thống QMS (Quality Management System).

  • Lập kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất tổng thể hoặc theo đơn hàng. Kế hoạch sản xuất chi tiết trên từng công đoạn, máy/ dây chuyền sẽ được tạo tự động. Tự động đề xuất các xưởng, thiết bị sản xuất khi đều độ kế hoạch để tối ưu trong sản xuất, giảm thiểu lãng phí về nguồn lực trong sản xuất.
  • Quản lý quy trình sản xuất: MES-X giúp quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất trên từng công đoạn. Cung cấp công cụ để định nghĩa và theo dõi các bước trong quy trình sản xuất, đảm bảo tính tuần tự, đúng thứ tự và đúng quy trình của từng công đoạn.
  • Quản lý chất lượng: MES-X giúp quản lý quá trình kiểm tra chất lượng và đảm bảo tuân thủ các quy trình kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng. Hệ thống cung cấp các công cụ để ghi lại kết quả kiểm tra, theo dõi lỗi và hỗ trợ quy trình kiểm tra lại và sửa chữa khi cần thiết.
  • Cập nhật, quản lý tiến độ sản xuất: Theo dõi tiến độ sản xuất realtime (theo thời gian thực). Kiểm soát chặt chẽ và chính xác dữ liệu sản xuất giúp giảm thiểu sai sót và thất thoát
  • Quản lý nhân công: MES-X hỗ trợ quản lý nhân công trong quy trình sản xuất. Hệ thống giúp theo dõi số lượng và kỹ năng của nhân viên, quản lý lịch làm việc, phân công công việc và theo dõi hiệu suất làm việc của từng nhân viên trên từng công đoạn.
  • Quản lý năng lực sản xuất: MES-X cung cấp báo cáo so sánh năng suất (chỉ số OEE), hiệu năng giữa các phân xưởng, thiết bị sản xuất theo kế hoạch & thực tế một cách trực quan và chi tiết. Phân tích dữ liệu để đưa ra cải tiến về việc nâng cao năng suất trong sản xuất
  • Quản lý tiến độ sản xuất: Hệ thống cung cấp báo cáo tiến độ sản xuất từ tổng quan theo đơn hàng đến chi tiết theo từng đơn vị sản xuất nhỏ nhất như phân xưởng, thiết bị sản xuất. Thống kê theo nhiều góc nhìn đa chiều giúp theo dõi tiến độ một cách realtime
  • Quản Lý Chi Phí Sản Xuất: MES-X cung cấp báo cáo chi phí sản xuất chi tiết tự động bao gồm việc tính toán và theo dõi chi phí sản xuất, từ đó giúp quản lý chi phí một cách chính xác và hiệu quả.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận demo miễn phí hệ thống MES hàng đầu Việt Nam!

VTI

4.8/5 - (4 bình chọn)