TPM là gì? Hiểu rõ hệ thống Bảo trì Năng suất toàn diện TPM trong 5 phút

Bảo trì Năng suất toàn diện TPM

Ngày nay ngành công nghiệp sản xuất càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải trang bị các thiết bị máy móc chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng, nhà sản xuất cũng cần có một kế hoạch cụ thể để bảo trì phòng khi máy móc gặp trục trặc hoặc hỏng hóc. Do đó, giải pháp bảo trì sản xuất toàn diện TPM chính là một sự lựa chọn tuyệt vời.

TPM là gì?

TPM (Total Productive Maintenance) là một hệ thống bảo trì chủ động tập trung vào việc giữ cho thiết bị/máy móc của tổ chức trong điều kiện làm việc tối ưu, tăng tính khả dụng của thiết bị và tránh sự cố và chậm trễ trong các quy trình cốt lõi.

Không giống như các chiến lược bảo trì khác, với TPM, người vận hành máy móc tham gia vào quá trình bảo trì thiết bị được triển khai. Ba mục tiêu của TPM là không có lỗi ngoài kế hoạch (không có thời gian chết hoặc chạy chậm), không có lỗi sản phẩm và không có tai nạn.

TPM có thể áp dụng trong một số ngành công nghiệp nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là do cách tiếp cận triệt để và độc đáo của nó trong việc bảo trì thiết bị. 

Ra đời vào năm 1961 bởi công ty Nippon Denso của Nhật Bản – một nhà cung cấp ngành công nghiệp ô tô, TPM được kì vọng trở thành phương pháp để phục vụ và cải thiện hệ thống sản xuất và chất lượng. Tuy vậy từ cuối thế kỉ 20, cùng với sự phát triển của xu hướng giảm lãng phí sản xuất, hệ thống TPM bắt đầu trở nên liên kết hơn (thậm chí trở thành một phần của Sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing).

Một yếu tố làm cho TPM có liên quan đặc biệt đến các quy trình sản xuất là Hiệu quả Tổng thể của Thiết bị OEE. Phương pháp này tìm cách xác định phần trăm thời gian sản xuất theo kế hoạch có hiệu quả, nhằm mục đích theo dõi tiến trình hướng tới “sản xuất hoàn hảo” với điểm số từ thấp tới 40% đối với các hệ thống kém hiệu quả đến 100% đối với sản xuất hoàn hảo. 

8 trụ cột của TPM

TPM tập trung vào việc duy trì, cải tiến và tham gia trong một khuôn khổ bao gồm tám trụ cột:

Cải tiến tập trung (Kobetsu Kaizen)

Trụ cột đầu tiên cung cấp kế hoạch chi tiết rõ ràng cho các nỗ lực quản lý cải tiến của doanh nghiệp trong việc phân tích vấn đề bằng cách xác định nguyên nhân gốc rễ, thiết lập mức độ ưu tiên và liệt kê các giải pháp. Trong trụ cột này, bạn cũng có thể phát hiện các xu hướng và đưa ra các phản ứng phù hợp.

Mục đích chính của việc cải tiến liên tục là loại bỏ những yếu tố “tổn thất”’ (điểm dừng tạm thời, thời gian chết, lỗi phát sinh, vấn đề an toàn, khiếu nại của khách hàng v.v.).

Các công cụ hoặc cách tiếp cận hữu ích cho giai đoạn TPM đầu tiên này bao gồm:

  • Làm việc nhóm để đưa ra các phương án
  • Sơ đồ Ishikawa
  • Phân tích hiện tượng & cơ chế (PM)
  • Các sơ hồ, biểu đồ hiển thị

Bảo trì tự chủ (Jishu Hozen)

Trụ cột này thiết lập mối liên hệ giữa quyền sở hữu và nâng cao trình độ kiến ​​thức kỹ thuật. Bằng cách thực hiện các hoạt động bảo trì, người lao động trở nên có trách nhiệm hơn đối với công việc và thời gian ngừng hoạt động được giảm bớt do không cần đợi nhân viên bảo trì vì họ có thể khắc phục các sự cố đơn giản có thể xảy ra theo thời gian.

Mặt khác, nhân viên bảo trì sẽ quan tâm hơn đến các vấn đề đòi hỏi khả năng kỹ thuật cao hơn như thay thế và bảo dưỡng các bộ phận bên trong. Họ cũng sẽ thực hiện bảo trì theo lịch trình hoặc kế hoạch, có nghĩa là sản xuất sẽ không bị gián đoạn một cách không cần thiết.

Bảo trì theo kế hoạch

Bảo trì theo kế hoạch tập trung chủ yếu vào việc bảo dưỡng định kỳ bằng các dịch vụ kỹ thuật. Mục tiêu là giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động không mong muốn và duy trì chất lượng sản phẩm và mức năng suất phù hợp với nguồn lực và loại bỏ các điều kiện làm việc không an toàn.

Các cách để tối ưu hóa việc bảo trì theo kế hoạch bao gồm:

  • đào tạo người vận hành đúng cách
  • dự đoán các kiểu hao mòn
  • ghi lại công việc bảo trì trong một hệ thống thông tin có cấu trúc tốt

Quản lý thiết bị / sản phẩm ban đầu

Quản lý thiết bị / sản phẩm ban đầu tập trung vào việc tối ưu hóa thiết kế của các hệ thống hoặc sản phẩm mới. Giai đoạn này bao gồm hai phần riêng biệt:

  • Quản lý thiết bị ban đầu (EEM)
  • Quản lý sản phẩm ban đầu (EPM)

Mục tiêu là:

  • giảm thời gian đưa ra thị trường (TTM)
  • đảm bảo chất lượng, tốc độ sản xuất và độ tin cậy nhất quán
  • giảm thiểu tổng chi phí sở hữu
  • tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh

Giáo dục và đào tạo

TPM hoàn toàn dựa vào kiến thức và kỹ năng của nhân viên của nhà sản xuất. Mục tiêu của trụ cột này là chuyển đổi công ty thành một “tổ chức học tập”, nơi nhân viên nên có cơ hội học hỏi lẫn nhau, không ngừng chia sẻ và lưu giữ kiến ​​thức. Tất nhiên, để đạt được hiệu suất tối ưu và nâng cao năng lực của mỗi thành viên, cần phải được đào tạo thích hợp để trang bị cho mỗi thành viên kiến ​​thức lý thuyết và thực hành làm việc với máy móc và thiết bị.

Quản lý chất lượng

Trụ cột này tập trung vào việc thiết lập một chương trình nâng cao mức chất lượng sản phẩm  - sự cân bằng giữa các quy trình ổn định và tổn thất tối thiểu. Chất lượng ở đây không chỉ máy móc và chất lượng vật liệu, mà còn cả con người và điều kiện làm việc (quy trình và môi trường làm việc an toàn và dễ chịu).

Ngoài ra, quản lý chất lượng còn loại bỏ các khuyết tật. Điều này được thực hiện bằng cách xác định các nguyên nhân gốc rễ gây ra hỏng hóc thiết bị và loại bỏ các vấn đề lặp lại. 

Xem thêm: AQL là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong quản lý chất lượng?

Sức khỏe, an toàn và môi trường (SHE)

TPM không chỉ tập trung vào máy móc mà còn tập trung vào con người. Trụ cột thứ bảy này đề cập đến thành phần con người trong các quy trình hoạt động – sức khỏe, an toàn và môi trường. TPM luôn hướng tới việc duy trì một môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. An toàn là trên hết: cải thiện sản xuất không nên đi kèm với cái giá là tăng nguy cơ tai nạn. 

Hành chính & văn phòng

Mặc dù TPM chủ yếu tập trung vào sản xuất và chế tạo, nhưng điều quan trọng là đừng quên các phòng hành chính và văn phòng. Rốt cuộc, chính từ những khu vực này mà các quy trình sản xuất thường được quản lý.

Giống như phần còn lại của các nhóm và quy trình sản xuất, các chức năng quản lý và hành chính cũng phải được cải thiện năng suất. Điều này bao gồm xác định và loại bỏ tổn thất và đóng góp vào hiệu suất chung của nhà máy.

Tại sao nên áp dụng TPM?

TPM có nhiều lợi ích, đó là lý do tại sao việc triển khai TPM chắc chắn đáng doanh nghiệp bạn được xem xét. Dưới đây là một trong những lý do

  • Giảm việc bảo trì ngoài kế hoạch: Khi được triển khai đúng cách, TPM có thể giảm việc bảo trì ngoài kế hoạch bằng việc giới thiệu một cách tiếp cận có cấu trúc và kế hoạch hơn để bảo trì cũng như nâng cao ý thức và sự liên kết những người vận hành sử dụng thiết bị và máy móc của bạn.
  • Giảm chi phí sản xuất: Máy móc thiết bị bị lỗi, hỏng hóc tốn kém chi phí. Nhung TPM hỗ trợ tăng hiệu quả của máy móc của bạn do đó giảm chi phí bảo trì và sản xuất, đồng thời tăng lợi nhuận và lợi tức đầu tư (ROI).
  • Giảm thời gian chết: Vì TPM giới thiệu các quy trình kiểm soát chất lượng liên tục và có cấu trúc, máy móc của bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi thời gian ngừng hoạt động hoặc lỗi. Các quy trình sẽ ít bị đình trệ hơn và bạn sẽ duy trì mức năng suất cao hơn.
  • Môi trường làm việc an toàn hơn: TPM cũng giải quyết các vấn đề con người, nó tạo nên một môi trường làm việc an toàn hơn. Nhân viên phải giữ cho nơi làm việc của họ gọn gàng, ngăn nắp và có tổ chức, điều này làm giảm khả năng xảy ra tai nạn lao động. Hơn nữa, TPM tập trung nhiều vào việc nâng cao nhận thức về an toàn trong lực lượng lao động của tổ chức
  • Kết quả có thể đo lường: Một lợi ích quan trọng khác là các kết quả trực quan có thể đo lường được. Các mục tiêu TPM được đo lường bằng cách sử dụng hiệu quả tổng thể của thiết bị (OEE) – một tiêu chuẩn trong ngành sản xuất. Số liệu này tính đến tính khả dụng, hiệu suất và chất lượng của máy móc của doanh nghiệp và cung cấp một khuôn khổ chung để đánh giá hiệu quả và chất lượng quy trình sản xuất.
TPM có nhiều lợi ích, đó là lý do tại sao việc triển khai TPM chắc chắn đáng doanh nghiệp bạn được xem xét.
TPM là lời giải hiệu quả cho bảo trì sản xuất

Hãy bắt đầu với TPM bằng giải pháp MMS-X

Như vậy có thể thấy, TPM là một phương pháp hiệu quả để cải thiện máy móc và hiệu quả quy trình sản xuất của doanh nghiệp bằng cách giới thiệu một cách tiếp cận có cấu trúc để bảo trì và kiểm soát chất lượng. Hơn nữa, TPM tạo ra một vai trò nổi bật cho nhân viên tại khu vực sản xuất bằng cách truyền cho họ cảm giác “sở hữu” thiết bị và máy móc mà họ sử dụng, qua đó góp phần tăng sự liên kết giữa người và máy móc.

Tuy nhiên, việc áp dụng TPM sẽ không hiệu quả nếu doanh nghiệp không có cách tiếp cận phù hợp. Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong bộ phận bảo trì, bạn cần đảm bảo rằng các quy trình và hoạt động bảo trì cốt lõi của bạn được thiết lập, xác định và quản lý tốt.

Ngoài ra, việc lựa chọn một nhà cung cấp đóng vai trò là một người đồng hành uy tín cũng là điều quan trọng. Hiểu được điều này, VTI Solutions tự tin là sự lựa chọn hoàn hảo cho các giải pháp sản xuất, đặc biệt với giải pháp bảo trì bảo dưỡng sản xuất MMS-X.

Liên hệ với VTI Solutions để nhận được một sự thay đổi toàn diện ngay hôm nay!

5/5 - (1 bình chọn)