Top 4 Các loại hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay trong doanh nghiệp

Các loại hình sản xuất

Loại hình sản xuất là gì?

Loại hình sản xuất là hình thức tổ chức sản xuất được quy định bằng mức độ chuyên môn tại địa điểm làm việc, số lượng chủng loại và sự đa dạng của đối tượng được tạo nên từ khu vực làm việc. Do đó, mỗi loại hình sản xuất cần phải áp dụng một phương thức quản trị riêng biệt nhằm đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra suôn sẻ theo đúng kế hoạch.

Việc phân loại sản xuất là một trong những công đoạn hết sức quan trọng. Bởi lẽ, đây không chỉ bước đầu tiên để thiết lập kế hoạch kinh doanh mà còn là cơ sở để mỗi tổ chức có thể đưa ra phương pháp quản trị, theo dõi tiến độ sản xuất thích hợp nhất. 

4 Loại hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay

Dựa vào đặc điểm của các loại hình sản xuất có thể phân chia thành nhiều loại hình sản xuất như xuất hàng loạt/ hàng khối, loại hình sản xuất theo dự án (theo yêu cầu), loại hình sản xuất hàng lớn/ khối lượng hàng hóa lớn, loại hình sản xuất đơn chiếc.

các loại hình sản xuất
Việc phân loại sản xuất là một trong những công đoạn hết sức quan trọng

1.Sản xuất hàng loạt (Mass Production)

Sản xuất hàng loạt là loại hình sản xuất tạo ra liên tục hoặc thường xuyên các loại sản phẩm cùng loại trong nhiều năm. Loại hình sản xuất này sử dụng dây chuyền tự động hóa hoặc lắp ráp để tạo điều kiện sản xuất số lượng lớn các sản phẩm cùng mẫu mã.

Đặc điểm:

  • Đòi hỏi quy trình công nghệ tỉ mỉ và mang tính chuyên môn hóa cao, mỗi máy chỉ thực hiện một bước công việc nên chủ yếu sử dụng các thiết bị chuyên dùng và sản xuất bố trí theo dây chuyền 
  • Chủng loại sản phẩm rất ít nhưng thực hiện sản xuất với số lượng lớn 
  • Cần nguồn vốn đầu tư lớn
  • Đòi hỏi công nhân phải có trình độ chuyên môn, năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt
  • Đường đi của sản phẩm ngắn, ít quanh co. Kết quả sản xuất được hạch toán đơn giản và khá chính xác
  • Tính linh hoạt rất thấp, khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kém

Nhược điểm:

  • Sản xuất một lượng hàng quá lớn dẫn đến tình trạng tăng chi phí lưu kho.
  • Gây tình trạng lãng phí thời gian, chi phí cũng như công sức của doanh nghiệp khi một lô hàng lớn bị gặp các vấn đề như lỗi, hư hỏng…
  • Khi máy móc bị hỏng và cần phải sửa chữa sẽ gây gián đoạn và ảnh hưởng tới cả dây chuyền sản xuất 
  • Quy trình sản xuất hàng loạt không được ứng dụng cho mô hình sản phẩm cá nhân hóa cũng như các mô hình đơn lẻ khác.

2.Sản xuất đơn chiếc (Job production)

Sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng lẻ, thường là các sản phẩm đặc biệt, sản phẩm có tính chất sửa chữa. Ví dụ về loại hình sản xuất này có thể kể đến như đóng tàu thuyền, các công trình, khuôn dập,…

Đặc điểm:

  • Chủng loại sản phẩm nhiều, số lượng sản phẩm trong cùng một loại rất ít, thậm chí chỉ có một đơn vị sản phẩm.
  • Sản phẩm không có chu kỳ lặp lại, nếu có cũng không biết trước.
  • Quy trình công nghệ không cần tỉ mỉ, thường tập trung nguyên công, tất cả các công việc thực hiện trên 1 máy nên máy được bố trí là máy đa năng.
  • Tay nghề lao động đòi hỏi cao.
  • Tính linh hoạt rất cao, khả năng thích ứng với thay đổi môi trường tốt.

Hạn chế:

  • Chi phí sản xuất cũng như chi phí dành cho lao động cao 
  • Nhiều công cụ chuyên dụng có thể được yêu cầu phục vụ mục đích sản xuất
  • Tiến độ sản xuất có thể chậm dẫn tới thời gian giao hàng lâu hơn

3.Sản xuất theo dự án/yêu cầu (Make to order)

Sản xuất theo dự án là phương thức sản xuất xuất hiện tại một địa điểm làm việc trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Phương thức sản xuất này gắn liền với công nghệ sản xuất của một đơn hàng đơn lẻ, hay một sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất sẽ được tiến hành khi doanh nghiệp được khách hàng liên hệ sản xuất theo một số yêu cầu nhất định.

Đặc điểm:

  • Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất và vì lẽ đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không lặp lại.
  • Nguyên tắc của sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn.
  • Trong dạng sản xuất này quá trình sản xuất không ổn định, cơ cấu tổ chức bị xáo trộn rất lớn do chuyển từ dự án này sang dự án khác. Tổ chức sản xuất phải đảm bảo tính linh hoạt cao để có thể thực hiện đồng thời nhiều dự án sản xuất cùng một lúc.
  • Công việc của người lao động sẽ tùy thuộc vào quá trình hoạt động của máy móc tại nơi làm việc. Một khi kết thúc dự án, công nhân sẽ có thể được chuyển đến một nơi làm việc khác cho một dự án tiếp theo.
  • Loại hình sản xuất thường được áp dụng cho nhiều dự án. Từ đó dẫn đến, máy móc thiết bị sẽ hoạt động kém hơn ban đầu.

Hạn chế:

  • Hạn chế của loại hình này bao gồm thời gian chờ đợi kéo dài và doanh số bán hàng bị dao động, 
  • Sự đảm bảo tính sẵn có của các nguồn lực chính và nhu cầu sản phẩm không nhất quán dẫn tới việc đánh giá thị trường thường xuyên và mối quan hệ của nó với chiến lược MTO là bắt buộc để có kết quả thành công.

4.Sản xuất để lưu kho (Make to stock)

Sản xuất lưu kho là một chiến lược sản xuất truyền thống được doanh nghiệp hay sử dụng để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự đoán về cầu sản phẩm của người tiêu dùng. Thay vì bán hết số lượng hàng hoá đó, nhà sản xuất sẽ ước tính sản phẩm của họ sẽ thu hút được bao nhiêu đơn đặt hàng, sau đó lưu trữ hàng hoá để đáp ứng các đơn đặt hàng. 

Đặc điểm:

  • Sản phẩm từ sản xuất lưu kho chỉ mang tính thời vụ. Khi nhu cầu sản xuất trên thị trường thấp dẫn đến sản phẩm sản xuất ra sẽ tiêu thụ chậm. Tuy nhiên, nhà sản xuất sẽ không dừng lại việc sản xuất hay sa thải nhân viên mà vẫn duy trì sản xuất cho các kỳ tiêu thụ tiếp theo.
  • Để có thể giảm giá thành sản phẩm thì các nhà sản xuất sẽ sản xuất một số lượng lớn.
  • Loại hình sản xuất lưu kho có khả năng dự báo về nhu cầu hàng hóa khá tốt. Nếu dự báo chênh lệch khiến hàng hóa không tiêu thụ dẫn đến tổn thất đến doanh thu của cả doanh nghiệp. Đặc biệt, lĩnh vực công nghệ sẽ dẫn đến tình trạng lỗi thời khi hàng bị tồn kho.

Hạn chế:

  • Tính dự báo đôi khi không được đưa ra một cách chính xác
  • Bất chấp những nỗ lực tốt nhất trong việc đưa ra dự báo chính xác, hàng tồn kho có thể thiếu hụt hoặc luôn luôn dư thừa.
  • Quyết định sản xuất một lượng hàng hóa nhất định được đưa ra trên cơ sở nhu cầu dự kiến. Tuy nhiên, sở thích và xu hướng của khách hàng luôn thay đổi liên tục và rất khó dự đoán vì vậy luôn có nguy cơ hàng tồn kho bị lãng phí do lỗi thời

Làm thế nào để lựa chọn được loại hình sản xuất phù hợp cho doanh nghiệp?

Các loại hình sản xuất

Để có thể đưa ra được một loại hình sản xuất phù hợp, các doanh nghiệp cần phải phụ thuộc vào yếu tố sản phẩm được sản xuất cũng như quy mô của thị trường. 

Các công ty doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như sản xuất nội thất hoặc các nhà sản xuất ngách như sản xuất quần áo may đo nên sử dụng loại hình sản xuất theo yêu cầu/dự án bởi mỗi mặt hàng họ làm là khác nhau về chủng loại.

Những doanh nghiệp sở hữu quy mô sản xuất lớn, có tiềm lực tài chính tốt để đầu tư các hệ thống máy móc và phân xưởng chuyên môn hóa công nghệ cao nên lựa chọn loại hình sản xuất hàng loạt để tối ưu chi phí đơn vị và có được giá thành thấp hơn. Với loại hình sản xuất hàng loạt, mỗi phân xưởng sẽ đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định của quy trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ về một số mặt hàng sản xuất được tiêu chuẩn hóa hàng ngày ( tất cả đều giống nhau) như bột xà phòng, đồ uống đóng hộp, hay kem đánh răng … 

Lựa chọn được một loại hình sản xuất phù hợp đáp ứng được nhu cầu và tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở vững chắc để doanh nghiệp nâng cao năng suất, hoàn thành mục tiêu hiệu quả và nhanh chóng. Với xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực bao gồm cả sản xuất, việc áp dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình quản lý sản xuất ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các nhà máy. Điều này không chỉ giúp các nhà quản lý dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc giám sát theo dõi toàn diện mà còn giúp cho doanh nghiệp tối ưu được chi phí cũng như nguồn lực không cần thiết.

Giải pháp quản lý sản xuất toàn diện MES-X áp dụng cho mọi loại hình sản xuất

 

các loại hình sản xuất

| Hệ thống điều hành sản xuất toàn diện MES-X

Hệ thống điều hành sản xuất MES-X đến từ VTI Solutions là giải pháp quản lý toàn diện, mang tới cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về toàn bộ quy trình sản xuất. Với 5 module chính tích hợp thành một bộ giải pháp toàn diện cho nhà máy, MES-X có thể áp dụng cho tất cả các loại hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay và mang tới giải pháp khắc phục những hạn chế mà mỗi loại hình sản xuất đang gặp phải 

  • Quản lý thực thi sản xuất trên từng công đoạn cho mọi loại hình sản xuất cùng giải pháp MESCore 
  • Hệ thống bảo trì bảo dưỡng, tối ưu hóa nguồn lực máy móc thiết bị sản xuất với giải pháp MMS-X
  • Quản lý toàn diện quy trình kho hàng và dự báo hàng tồn kho hiệu quả với giải pháp WMS-X
  • Cải tiến và quản lý chất lượng sản phẩm cho mọi loại hình sản xuất cùng giải pháp QMS-X
  • Theo dõi hành trình sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất với giải pháp truy xuất nguồn gốc TMS-X 

| MES là gì? 5 phút hiểu về Hệ thống Điều hành Sản xuất cho nhà máy MES 

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ các giải pháp tối ưu hóa quy trình sản xuất thông minh cho nhà máy 4.0 của mình! 

0/5 - (0 bình chọn)