Trong thời đại của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, quản trị sản xuất đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc định hình sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất. Theo báo cáo của McKinsey, các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ 4.0 vào quản trị sản xuất đã ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận lên đến 10-20% so với những đối thủ chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống. Vậy quản trị sản xuất là gì và đâu là các yếu tố cốt lõi cần phải có trong hoạt động quản trị sản xuất?
Quản trị sản xuất là gì?
Tổng quan về Quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất là quá trình điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất trong một tổ chức doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự hiệu quả và đạt hiệu suất cao nhất trong quá trình sản xuất. Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các yếu tố liên quan đến nguồn lực, quy trình sản xuất để đáp ứng được những tiêu chí chất lượng đã đề ra.
Quản trị sản xuất đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm kế hoạch sản xuất, quản lý vật liệu, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng, quản lý công nghệ và quản lý tài chính. Bên cạnh đó, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, hoạt động quản trị sản xuất cũng đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa quá trình sản xuất và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Mục tiêu của quản trị sản xuất
Đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm
Đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quản trị sản xuất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh ngày nay. Để đạt được mục tiêu này, các quy trình kiểm soát chất lượng cần được thiết lập, thực hiện và quản lý một cách chặt chẽ từ đầu đến cuối của quy trình sản xuất.
Đảm bảo sản xuất đúng số lượng
Một mục tiêu quan trọng khác là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng số lượng và đúng thời điểm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các hoạt động quản trị sản xuất cần phải bám sát dựa theo kế hoạch sản xuất để chúng được thực hiện một cách chặt chẽ và đồng bộ, đồng thời phải duy trì các quy trình linh hoạt để có thể thích ứng nhanh chóng với sự biến động của thị trường.
Tối ưu hóa chi phí sản xuất
Việc tối ưu hóa chi phí sản xuất cũng được xem là một mục tiêu quan trọng của hoạt động quản trị sản xuất nhằm tăng cường lợi nhuận và sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng nhiều thách thức như hiện nay. Để làm được điều này đòi hỏi các nhà quản trị cần có những chiến lược quản lý hiệu quả nguồn lực, vật liệu cũng như quy trình sản xuất để có thể giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa chi phí và hiệu suất sản xuất.
Đảm bảo tiến độ sản xuất
Tiến độ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả với hiệu suất cao. Việc chậm trễ trong tiến độ sản xuất có thể gây ra hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng cho doanh nghiệp, nguy hiểm nhất là việc mất uy tín trong mắt khách hàng. Để đảm bảo rằng sản xuất diễn ra đúng kế hoạch và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các nhà quản trị sản xuất cần phải theo dõi và giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và đưa ra các điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch và tiến độ đã đề ra.
8 yếu tố cốt lõi chính của mô hình quản trị sản xuất
1. Dự báo nhu cầu sản xuất
Một trong những yếu tố cốt lõi quan trọng và được xem là xuất phát điểm của quản trị sản xuất chính là yếu tố dự báo nhu cầu sản xuất. Trên thực tế, để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường thì mọi hoạt động thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều phải căn cứ và dựa vào kết quả dự báo nhu cầu sản xuất. Chúng bao gồm việc nghiên cứu thị trường để hiểu rõ được nhu cầu cụ thể về sản phẩm cần sản xuất là gì, thời điểm nào tương ứng với số lượng bao nhiêu? Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý khác cũng cần được lưu ý chính là việc phân tích các yếu tố kinh tế và kỹ thuật liên quan có thể ảnh hưởng đến sản phẩm hay nhu cầu của thị trường.
Dự báo nhu cầu sản xuất là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất và quản lý nguồn lực. Chúng cung cấp thông tin cần thiết để các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định hợp lý liệu cần sản xuất hay không, và nếu cần, thì cần chuẩn bị như thế nào. Từ các dự báo này, doanh nghiệp có thể xác định cách tổ chức hệ thống sản xuất để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả nhất.
2. Quản lý thiết kế dòng sản phẩm
Thiết kế sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc tạo ra một sản phẩm mới mẻ, mà còn là việc đảm bảo rằng sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường và có thể được sản xuất một cách hiệu quả với khả năng của doanh nghiệp hay không. Mỗi một loại sản phẩm sẽ đòi hỏi những phương pháp, quy trình và công nghệ sản xuất tương ứng khác nhau. Chính vì vậy, việc thiết kế quy trình công nghệ đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về các yếu tố như thiết bị, trình tự công việc, và các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng khi hoàn thành sẽ đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
3. Quản lý năng lực sản xuất
Quản lý và hoạch định năng lực có tầm quan trọng rất lớn trong việc xác định quy mô, công suất và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm khía cạnh về lao động, máy móc và nguyên vật liệu, cũng như công nghệ và quy trình sản xuất. Đây được xem là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của một tổ chức doanh nghiệp để có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc xác định và quản trị tốt năng lực sản xuất sẽ là chìa khóa để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường cũng như khả năng tận dụng cơ hội mới trên thị trường để mở rộng quy mô sản xuất.
4. Xác định vị trí chiến lược cho sản xuất
Xác định vị trí chiến lược cho sản xuất là một quá trình quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, liên quan đến việc lựa chọn địa điểm và khu vực phân bổ để đảm bảo mục tiêu sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Quá trình này không chỉ đơn thuần là việc chọn một địa điểm ngẫu nhiên hay bất kỳ, mà chúng sẽ bao gồm một loạt các bước như phân tích và đánh giá các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như nguồn lực, thị trường, pháp luật, môi trường, kinh tế, xã hội và văn hoá. Bằng cách tiến hành phân tích kỹ lưỡng, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhằm khắc phục những rủi ro tiềm ẩn và tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh. Điều quan trọng là việc định vị chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xác định hướng phát triển dài hạn và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tiềm năng trên thị trường.
5. Sắp xếp, bố trí sản xuất
Một trong những yếu tố khác cũng quan trọng không kém trong hoạt động quản trị sản xuất chính là việc sắp xếp và bố trí sản xuất. Chúng bao gồm việc tổ chức, sắp xếp và định dạng không gian sản xuất, cũng như lựa chọn các máy móc, thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm và đạt được hiệu quả cao trong quá trình vận hành. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các phương pháp bố trí trực quan dựa trên kinh nghiệm, kết hợp với sử dụng công nghệ phần mềm máy tính tiên tiến, giúp họ tìm ra và chọn lựa phương án bố trí tối ưu nhất.
Tuy vậy, việc bố trí sản xuất không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp máy móc và thiết bị một cách hợp lý mà điều này còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về quy trình sản xuất, tính linh hoạt trong việc thích nghi với biến động của thị trường và khả năng tối ưu hóa sự tương tác giữa con người và máy móc. Bố trí sản xuất cũng cần phải xem xét các yếu tố như an toàn lao động, tiết kiệm không gian và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực. Thêm vào đó, việc sử dụng công nghệ phần mềm tiên tiến và các hệ thống tự động hóa có thể giúp cải thiện quản lý và giám sát quy trình sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường năng suất.
6. Hoạch định nguồn lực sản xuất
Yếu tố hoạch định nguồn lực sản xuất tập trung vào việc thiết lập kế hoạch cụ thể cho các nguồn lực như nhân lực, máy móc, vật liệu, thời gian và tài chính sao cho chúng được xác định và phân bổ một cách hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả. Kế hoạch này không chỉ giúp đảm bảo sự liên tục trong sản xuất mà còn giảm thiểu các chi phí không cần thiết, từ đó tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất.
Quá trình lập kế hoạch sắp xếp nguồn lực đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố khác nhau. Doanh nghiệp cần phải đánh giá được mức độ sẵn có của các nguồn lực như lao động và thiết bị để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Sau đó, việc lập kế hoạch phân bổ nguồn lực cần phải xem xét các yếu tố như độ ưu tiên của các công đoạn sản xuất, sự linh hoạt trong quá trình, và khả năng đáp ứng nhanh chóng với biến động của thị trường.
7. Quản lý điều độ trong sản xuất
Điều độ trong sản xuất là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức và điều phối các hoạt động sản xuất để đảm bảo rằng lịch trình sản xuất được tuân thủ chặt chẽ. Chúng bao gồm việc tạo ra một kế hoạch sản xuất tổng thể và sau đó phối hợp tất cả các hoạt động và công việc cụ thể để đảm bảo rằng tiến độ được duy trì và các công việc được thực hiện theo đúng trình tự và hợp lý. Trong quá trình này, các nhà quản lý phải liên tục theo dõi và đánh giá các yếu tố như nguồn lực, nhân công, và vật liệu để đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả và đảm bảo đúng với tiến độ đề ra.
8. Kiểm soát vận hành hệ thống sản xuất
Đối với yếu tố kiểm soát vận hành hệ thống sản xuất, hai thành phần quan trọng nhất sẽ bao gồm việc kiểm soát chất lượng và quản lý hàng tồn kho. Hoạt động quản lý hàng tồn kho đề cập đến việc điều chỉnh mức tồn kho để đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu tiêu thụ và sản xuất, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến thất thoát và hư hỏng. Bằng cách duy trì một quy trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu lãng phí và đáp ứng linh hoạt với biến động của thị trường. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự chính xác trong dự báo nhu cầu, hiệu quả trong quản lý nhập và xuất hàng, cũng như sự đồng bộ trong việc liên kết giữa các bộ phận sản xuất và kinh doanh.
Trong khi đó, kiểm soát chất lượng hệ thống sản xuất đóng vai trò đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và duy trì sự đồng nhất của quy trình sản xuất. Thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, doanh nghiệp có thể phát hiện và khắc phục các vấn đề sớm, giảm thiểu lỗi sản xuất và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
Nâng cao hiệu quả Quản trị sản xuất với Hệ thống điều hành sản xuất thông minh MES-X
MES-X là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể trên từng công đoạn về toàn bộ quá trình sản xuất được phát triển bởi VTI Solutions.
MES-X cho phép trao đổi thông tin tự động giữa các công đoạn sản xuất và các hệ thống khác trong nhà máy như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), hệ thống PDM (Product Data Management) và hệ thống QMS (Quality Management System).
- Lập kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất tổng thể hoặc theo đơn hàng. Kế hoạch sản xuất chi tiết trên từng công đoạn, máy/ dây chuyền sẽ được tạo tự động. Tự động đề xuất các xưởng, thiết bị sản xuất khi đều độ kế hoạch để tối ưu trong sản xuất, giảm thiểu lãng phí về nguồn lực trong sản xuất.
- Quản lý quy trình sản xuất: MES-X giúp quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất trên từng công đoạn. Cung cấp công cụ để định nghĩa và theo dõi các bước trong quy trình sản xuất, đảm bảo tính tuần tự, đúng thứ tự và đúng quy trình của từng công đoạn.
- Quản lý chất lượng: MES-X giúp quản lý quá trình kiểm tra chất lượng và đảm bảo tuân thủ các quy trình kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng. Hệ thống cung cấp các công cụ để ghi lại kết quả kiểm tra, theo dõi lỗi và hỗ trợ quy trình kiểm tra lại và sửa chữa khi cần thiết.
- Cập nhật, quản lý tiến độ sản xuất: Theo dõi tiến độ sản xuất realtime (theo thời gian thực). Kiểm soát chặt chẽ và chính xác dữ liệu sản xuất giúp giảm thiểu sai sót và thất thoát
- Quản lý nhân công: MES-X hỗ trợ quản lý nhân công trong quy trình sản xuất. Hệ thống giúp theo dõi số lượng và kỹ năng của nhân viên, quản lý lịch làm việc, phân công công việc và theo dõi hiệu suất làm việc của từng nhân viên trên từng công đoạn.
- Quản lý năng lực sản xuất: MES-X cung cấp báo cáo so sánh năng suất (chỉ số OEE), hiệu năng giữa các phân xưởng, thiết bị sản xuất theo kế hoạch & thực tế một cách trực quan và chi tiết. Phân tích dữ liệu để đưa ra cải tiến về việc nâng cao năng suất trong sản xuất
- Quản lý tiến độ sản xuất: Hệ thống cung cấp báo cáo tiến độ sản xuất từ tổng quan theo đơn hàng đến chi tiết theo từng đơn vị sản xuất nhỏ nhất như phân xưởng, thiết bị sản xuất. Thống kê theo nhiều góc nhìn đa chiều giúp theo dõi tiến độ một cách realtime
- Quản Lý Chi Phí Sản Xuất: MES-X cung cấp báo cáo chi phí sản xuất chi tiết tự động bao gồm việc tính toán và theo dõi chi phí sản xuất, từ đó giúp quản lý chi phí một cách chính xác và hiệu quả.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận demo miễn phí hệ thống MES hàng đầu Việt Nam!