ESG là gì ? Tiêu chuẩn ESG cho mục tiêu sản xuất xanh

ESG là gì ? Tiêu chuẩn ESG cho mục tiêu sản xuất xanh

ESG là gì? Tiêu chuẩn ESG trong sản xuất

Định nghĩa về ESG. Tổng quan về tiêu chuẩn ESG cho sản xuất  ?   

ESG là viết tắt của môi trường, xã hội và quản trị. Đây là vấn đề trọng tâm trong khuôn khổ ESG và đại diện cho 3 lĩnh vực chủ đề chính mà các doanh nghiệp sản xuất dự kiến theo đuổi để đáp ứng mục tiêu sản xuất xanh, sản xuất bền vững. Tiêu chuẩn ESG đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.  Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ESG không chỉ là cam kết, là trách nhiệm, mà hơn hết là hành động như thế nào. Các doanh nghiệp đã có những giải pháp đi liền hành động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung.

E – Environmental

Ở khía cạnh đầu tiên E – Environmental, đề cập tới việc đo lường mức độ mà doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong xuyên suốt quá trình sản xuất, vận hành, quản lý.  Đối với đặc thù lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những thách thức trong việc quản lý sinh thái, từ việc quản lý chất thải tới việc tiêu thụ năng lượng.  Để đáp ứng tốt yếu tố Environmental trong sản xuất, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các tiêu chí về cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng nguồn năng lượng một cách tối ưu, cũng như đảm bảo an toàn công đoạn xử lý và tái chế chất thải. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, yếu tố quản lý năng lượng cần phải được xem xét và giải quyết hiệu quả.  Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, mức tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới được dự đoán sẽ tăng 48% từ 2012 – 2040, do đó mức chi phí năng lượng của các doanh nghiệp sản xuất cũng tăng cao. Chính vì thế, việc có thể quản lý năng lượng là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp giảm được gánh nặng chi phí cũng như giảm lượng khí thải ra môi trường. 

ESG là gì? Tiêu chuẩn ESG trong sản xuất
Quản lý năng lượng là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp giảm được gánh nặng chi phí

S – Social 

Đối với khía cạnh thứ hai trong ESG là Social (Xã hội), các doanh nghiệp sản xuất cần đánh giá chi tiết các yếu tố liên quan đến xã hội như mối quan hệ kinh doanh của công ty với khách hàng, đối tác hay điều kiện làm việc của công nhân, lực lượng lao động. Để có được mối quan hệ tốt với các đối tác, các doanh nghiệp sản xuất phải cho thấy một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh và an toàn. Các vấn đề cần được để tâm chính, có thể kể đến là quyền riêng tư và bảo mật thông tin trong môi trường sản xuất. Việc đảm bảo an toàn thông tin giúp doanh nghiệp ngăn chặn những trường hợp xâm phạm dữ liệu trái phép và giảm thiểu rủi ro không đáng có. Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường làm việc an toàn, tổ chức thực hiện đúng giờ giấc , phù hợp với tính chất công việc mà luật Lao động cho phép cũng là một yếu tố cần được chú trọng và đầu tư. 

G – Governance

Yếu tố G (Quản trị)  trong bộ tiêu chuẩn ESG đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp tập trung vào cách mà các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức được quản lý và điều hành. Cơ chế giám sát các hoạt động kiểm soát, quy trình và thông lệ cần thiết để quản trị doanh nghiệp và đưa ra các quyết định hiệu quả vì lợi ích chung của công ty. Yếu tố quản trị bao gồm việc đánh giá các khía cạnh như tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, hay chiến lược quản lý rủi ro, đạo đức trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, và tuân thủ quy định và pháp luật. Những yếu tố này có tính tương tác và tác động trực tiếp đến nhau, hình thành cơ sở cho việc đánh giá tổng thể về hiệu quả và độ bền vững của một doanh nghiệp. 

Như vậy có thể thấy, ESG được xem là chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững cho tương lai của các doanh nghiệp sản xuất. Do đó, việc thực hiện ESG sẽ cho thấy doanh nghiệp của bạn có tầm nhìn dài hạn, có khả năng quản trị, kiểm soát các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, kinh doanh tới môi trường, xã hội. Thể hiện tầm nhìn dài hạn và kế hoạch phát triển triển bền vững là một trong những yếu tố quan trọng để thu các nhà đầu tư. Để làm được điều đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay đã và đang chú trọng hơn cho việc đầu tư ứng dụng các giải pháp công nghệ phần mềm thông minh 4.0 song hành cùng cuộc đua chuyển đổi số – sản xuất xanh của mình. 

Tại sao các doanh nghiệp sản xuất cần phải đáp ứng tiêu chuẩn ESG ? 

Việc áp dụng các nguyên tắc ESG không chỉ là một xu hướng nên theo đuổi mà còn có những mục đích thực tế có tác động lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất. 

Nâng cao danh tiếng thương hiệu: 

Các nhà sản xuất ưu tiên ESG có thể xây dựng danh tiếng thương hiệu tích cực bằng cách thể hiện cam kết của họ đối với tính bền vững, trách nhiệm xã hội và quản trị có đạo đức. Điều này có thể giúp thu hút khách hàng, nhà đầu tư, đối tác kinh doanh và nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc sản xuất, những người coi trọng môi trường làm việc an toàn và các hoạt động có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Đáp ứng các yêu cầu pháp lý: 

Nhiều quốc gia và khu vực pháp lý có các quy định và chính sách yêu cầu nhà sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và xã hội nhất định. Tại Việt Nam, chính phủ cũng đã cam kết đặt mục tiêu giảm 43,5% tổng lượng phát thải quốc gia vào năm 2030. Do đó, bằng cách kết hợp các nguyên tắc ESG vào hoạt động của mình, các nhà sản xuất có thể đảm bảo tuân thủ các quy định này, tránh bị phạt và giảm thiểu rủi ro pháp lý và uy tín.

Nâng cao hiệu quả hoạt động: 

Thực hành ESG thường liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên, giảm chất thải và các biện pháp tiết kiệm năng lượng, thậm chí khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng xanh. Các nhà sản xuất áp dụng những thực tiễn như vậy có thể hợp lý hóa hoạt động của họ, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể. Ví dụ, việc thực hiện các biện pháp như chương trình tái chế, công nghệ quản lý năng lượng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong sản xuất có thể giúp tiết kiệm chi phí và giảm tác động đến môi trường.

Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng: 

Các nhà sản xuất ngày càng phải chịu trách nhiệm về các tác động xã hội và môi trường của chuỗi cung ứng của họ. Bằng cách kết hợp các tiêu chí ESG vào thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng của mình, các nhà sản xuất có thể xác định và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vấn đề như lao động trẻ em, điều kiện làm việc không an toàn, ô nhiễm môi trường và các hoạt động tìm nguồn cung ứng phi đạo đức. Điều này có thể giúp bảo vệ danh tiếng của công ty và tránh nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.

Thu hút đầu tư và vốn

Các nhà đầu tư và tổ chức tài chính đang ngày càng tích hợp các cân nhắc về ESG vào các quyết định đầu tư của mình. Các nhà sản xuất thể hiện hiệu suất ESG mạnh mẽ có nhiều khả năng thu hút đầu tư và vốn từ các nhà đầu tư có trách nhiệm với xã hội, điều này có thể cung cấp khả năng tiếp cận nguồn tài trợ bổ sung và hỗ trợ tính bền vững lâu dài.

Thu hút nhân lực chất lượng cao và các bên liên quan: 

Các doanh nghiệp sản xuất ưu tiên ESG có thể thu hút nhân công, khách hàng và các bên liên quan nhờ vào nỗ lực phát triển bền vững của họ. Điều này có thể thúc đẩy ý thức về mục đích, niềm tự hào và lòng trung thành của công nhân viên, cũng như xây dựng niềm tin và lòng trung thành giữa khách hàng và các bên liên quan khác. 

Giải pháp giúp các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn ESG 

Xu thế đáp ứng tiêu chuẩn ESG của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là xu thế tất yếu để theo đuổi phát triển bền vững. Do đó, điều này thúc đẩy các công ty cung cấp giải pháp đưa ra những công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc tối ưu quy trình và hiệu suất, phục vụ tiêu chuẩn ESG một cách chính xác để hướng tới mục tiêu sản xuất xanh, sản xuất bền vững.  Một trong những giải pháp hàng đầu cho các doanh nghiệp sản xuất đó là ứng dụng phần mềm quản lý thực thi sản xuất và quản lý năng lượng để có thể kiểm soát được quy trình một cách chặt chẽ, đặc biệt là nguồn nhiên vật liệu như điện, nước, xăng dầu và phát thải để hướng tới việc đáp ứng chặt chẽ tiêu chuẩn ESG như quản trị hiệu quả, môi trường làm việc an toàn và bảo vệ môi trường tự nhiên. 

Đáp ứng các tiêu chí quản trị và xã hội trong ESG với phần mềm quản lý sản xuất MES

MES là hệ thống phần mềm giám sát khu vực sản xuất, kiểm soát, hậu cần, lịch sử sản phẩm xuyên suốt từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra theo thời gian thực. MES là một hệ thống tích hợp giám sát nhiều yếu tố cùng lúc (vật tư, con người, máy móc), quản lý chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc ứng dụng hệ thống MES sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất giải quyết hiệu quả yếu tố xã hội và quản trị nhờ vào việc tạo ra một môi trường làm việc an toàn, quy trình quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng sản xuất và mối quan hệ với khách hàng. 

ESG là gì? Tiêu chuẩn ESG trong sản xuất
Việc ứng dụng hệ thống MES sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất giải quyết hiệu quả yếu tố xã hội và quản trị

Tìm hiểu chi tiết về phần mềm quản lý sản xuất MES

Hỗ trợ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và an toàn

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc quản lý quy trình sản xuất hiệu quả và tiết kiệm chi phí là ưu tiên hàng đầu. Bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả. Thông tin sản xuất được đồng bộ hóa giúp công ty kiểm soát dữ liệu theo thời gian thực, tăng cường bảo mật và ngăn chặn rò rỉ dữ liệu. Hơn nữa, với quy trình sản xuất hiệu quả và chi phí tối ưu, việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng trở nên dễ dàng hơn, từ đó cải thiện mối quan hệ với khách hàng và đối tác.

Tích hợp quản lý toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp

Để đáp ứng tốt yếu tố Quản trị trong tiêu chí ESG, việc quản lý kế hoạch sản xuất và kinh doanh phải minh bạch, tính toán được rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật. Phần mềm quản lý sản xuất MES hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu này khi tích hợp dễ dàng với các hệ thống ERP, CRM để tạo thành một quy trình sản xuất hoàn chỉnh , dễ dàng thiết lập các báo cáo chi tiết theo thời gian thực. Điều này đảm bảo việc quản trị của doanh nghiệp từ việc lên kế hoạch quản lý chung đến quản lý thực thi sản xuất đều được kết nối liền mạch và các thông tin đều được quản lý chặt chẽ, minh bạch, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật. 

Quản lý hiệu quả tác động của doanh nghiệp sản xuất với môi trường bằng phần mềm quản lý năng lượng EMS

EMS hay phần mềm quản lý năng lượng là một module thường được tích hợp với hệ thống MES để giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát và giám sát việc sử dụng năng lượng như điện, nước hợp lý và quản lý phát thải. Điều này vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp sản xuất trong việc hướng tới các mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải, từ đó đáp ứng tiêu chí Môi trường của tiêu chuẩn ESG.

ESG là gì? Tiêu chuẩn ESG trong sản xuất
EMS giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát và giám sát việc sử dụng năng lượng như điện, nước hợp lý và quản lý phát thải.

Quản lý năng lượng tiêu thụ và phát thải của nhà máy 

Phần mềm quản lý năng lượng EMS hỗ trợ việc đo và thu thập các thông số hoạt động của hệ thống sử dụng năng lượng, cung cấp các báo cáo theo thời gian thực của công suất, điện năng theo từng khu vực. Ngoài ra, khí thải như CO2, H2S, NOX đều được hệ thống ghi nhận và kiểm soát chặt chẽ, đưa ra mức cảnh báo khi mức khí thải vượt ngưỡng cho phép. Ngoài ra, phần mềm sẽ hỗ trợ việc lên kế hoạch tái chế lượng phát thải của các nhà máy sản xuất ngành công nghiệp nặng và lắp ráp. Việc quản lý năng lượng tiêu thụ và phát thải của nhà máy giúp doanh nghiệp sản xuất dễ dàng lập báo cáo chi tiết về mức độ mà doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

Bộ giải pháp thông minh Smart EMS-X và MES-X hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn ESG.  

MES-X là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể trên từng công đoạn về toàn bộ quá trình sản xuất được phát triển bởi VTI Solutions. Ngoài ra, việc tích hợp module EMS-X hỗ trợ việc quản lý năng lượng của nhà máy sản xuất giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng tiêu chuẩn ESG trong sản xuất một cách hiệu quả, hướng tới mục tiêu sản xuất bền vững. 

Việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm nâng cao danh tiếng thương hiệu, đáp ứng các yêu cầu pháp lý, cải thiện hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư và vốn, và thu hút nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh phát triển bền vững được chú trọng, VTI Solutions tự hào giới thiệu bộ giải pháp thông minh Smart EMS-X và MES-X, cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất chìa khóa để đáp ứng tiêu chuẩn ESG hiệu quả và hướng đến tương lai xanh.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận ngay bộ demo miễn phí cho Giải pháp Quản lý sản xuất toàn diện hàng đầu Việt Nam ! 

5/5 - (1 bình chọn)