Để giúp tối ưu hóa năng lực sản xuất và lập kế hoạch, nhiều doanh nghiệp bắt đầu áp dụng các hệ thống ERP sản xuất hiệu quả với mục tiêu giải quyết bài toán lên kế hoạch phức tạp. Chính việc tự động hóa các quy trình tối ưu hóa năng lực sản xuất và lập kế hoạch này sẽ giúp nhà sản xuất nâng cao năng lực sản xuất và duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường 4.0 ngày nay.
Tầm quan trọng của việc tối ưu hóa năng lực sản xuất & lập kế hoạch
Lập kế hoạch sản xuất thủ công hoặc bằng bảng tính là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều tính toán. Việc này cũng có thể dẫn đến sai sót do lỗi con người và gây ảnh hưởng theo hướng dây chuyền trên toàn bộ nhà máy, làm trì trệ sản xuất. Do đó trong sản xuất, việc lên kế hoạch, bao gồm một loạt các yếu tố đầu vào, như dự báo nhu cầu, tình trạng của nguyên vật liệu thô, mức độ sẵn sàng của công cụ và thiết bị, thời gian giao hàng cần thiết, tốc độ sản xuất,… đòi hỏi một phương pháp tiếp cận tự động.
Công suất và tính sẵn có của máy móc xác định tiềm năng tạo ra doanh thu của nhà máy. Theo một nghiên cứu, lập lịch trình không hiệu quả, thời gian ngừng hoạt động không có kế hoạch và công suất máy không sử dụng tối ưu có thể làm giảm 25% năng suất của nhà máy, cũng như khiến một doanh nghiệp điển hình thất thoát doanh thu từ 3 đến 5 triệu đô la một năm.
Vậy làm thế nào để biết liệu nhà máy cần tối ưu hóa năng lực sản xuất & lập kế hoạch? Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy đã đến lúc doanh nghiệp nên bắt đầu áp dụng các giải pháp quản lý sản xuất tự động để đảm bảo năng suất và độ hiệu quả các quy trình trong nhà máy, bao gồm:
- Các thách thức liên quan đến phân bổ hoạt động và nguồn lực để đáp ứng lịch sản xuất và ngày giao hàng của khách hàng
- Năng suất ngày càng thấp, làm tăng chi phí vận hành và tạo ra thách thức trong việc giao hàng đúng thời gian cam kết
- Thời gian ngừng hoạt động của thiết bị máy móc gây ra tắc nghẽn trong nhà máy và yêu cầu thay đổi lịch trình mất hàng giờ thay vì vài phút
- Những thách thức lớn hơn khi phân công các nhóm sản xuất được đào tạo tốt nhất cho các đơn đặt hàng có mức độ ưu tiên cao nhất. Đội ngũ sản xuất thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp hơn và chi phí ngày càng tăng
- Thực hiện lại quá mức do công việc chạy trên thiết bị máy móc hoạt động kém. Trung bình một đơn đặt hàng sản xuất của một nhà sản xuất phụ tùng ô tô phải làm lại 07 lần trong khi được lên lịch tại các trung tâm sản xuất. Với chi phí $ 165 cho mỗi lần làm lại đơn đặt hàng, việc không có lập lịch tự động với khả năng “xác định cách tốt nhất” sẽ tốn $ 1,155 cho mỗi đơn đặt hàng để bao gồm các lỗi mà hoàn toàn có thể được giải quyết bằng tự động hóa tốt hơn.
Hệ thống ERP sản xuất tích hợp có thể giúp ích như thế nào ?
Việc nắm bắt được mức độ hiệu quả của công suất thiết bị đang được sử dụng trên toàn bộ quy trình hoạt động sản xuất sẽ tác động trực tiếp đến khả năng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực sản xuất và lập kế hoạch tối ưu, giải pháp ERP sản xuất tích hợp là một sự lựa chọn rất phù hợp. Điều này bao gồm việc xác định:
- Những máy móc nào có sẵn để thực hiện công việc
- Tình trạng hiện tại của thiết bị máy móc trong nhà máy
- Khu vực lưu trữ và phân phối nguyên vật liệu
- Khả năng phù hợp giữa các quy trình, thiết bị máy móc với khả năng sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu
- Các quy trình cần các thiết bị & máy móc đặc biệt
- Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp cho các quy trình nhất định
Hệ thống ERP tích hợp được thiết kế để tối ưu hóa việc lập kế hoạch sản xuất giúp giảm thiểu các sai sót thủ công và đảm bảo tính nhất quán và tối ưu hóa để giúp thúc đẩy doanh thu, với các khả năng:
Tạo lịch biểu được tối ưu hóa dựa trên hiệu suất lịch sử thực tế
Bằng cách tự động hóa lập lịch trình sản xuất để phân tích dữ liệu sản xuất và hiệu suất lịch sử cũng như dự báo nhu cầu, lịch trình các công việc mỗi ngày được tối ưu hóa phù hợp với khả năng, tính sẵn sàng và chức năng của thiết bị, máy móc sản xuất cũng như xác định các giới hạn cố định và tình trạng của nhà máy.
Thực hiện các phân tích toàn diện để xác định xem sự cân bằng giữa năng lực và lập kế hoạch tác động đến doanh thu như thế nào
Khi lập kế hoạch năng lực, tối ưu hóa, lập lịch trình, ERP sẽ chia sẻ cùng một cơ sở dữ liệu, có thể thực hiện phân tích những gì xảy ra trước khi đưa ra các phương án phân bộ nguồn lực cho sản xuất. Phân tích điều gì xảy ra cũng có tác động đến chi phí, biên lợi nhuận và doanh thu của mỗi đơn đặt hàng. Nó cho phép các nhà sản xuất tự do lựa chọn cách tiếp cận tốt nhất có thể để tối ưu hóa sản xuất trong thời gian thực.
Cung cấp dữ liệu ATP và CTP cho mọi đơn đặt hàng
*ATP (Available-to-Promise) là một chức năng kinh doanh cung cấp đáp ứng đối với nhu cầu của khách hàng dựa trên căn bản là các nguồn lực có sẵn và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với khách hàng.
*CTP (Capable-to-Promise) là một chức năng kinh doanh cung cấp Sản lượng tối đa của một quá trình sản xuất ít hơn những gì đã được bán hoặc cam kết giao hàng
Đưa ATP và CTP vào báo giá và đề xuất là một trong những cách đã được chứng minh vừa nâng cao uy tín với khách hàng và vừa đảm bảo doanh thu. Nhà sản xuất với một báo giá đầy đủ cung cấp cho khách hàng tiềm năng tất cả những gì họ cần để đưa ra quyết định mua hàng sẽ nâng cao khả năng lôi kéo và duy trì năng lực cạnh tranh. Lợi ích của việc gửi báo giá toàn diện cho khách hàng tiềm năng xác định thời điểm có thể giao đơn đặt hàng là một chiến lược mà nhiều nhà sản xuất cần xem xét sử dụng.
Cung cấp khả năng hiển thị, kiểm soát toàn diện nhà máy sản xuất và nâng cao năng suất
So sánh với cách lập kế hoạch sản xuất truyền thống, việc tự động hóa bằng giải pháp ERP sản xuất vượt trội hơn với khả năng cung cấp hiển thị trực quan và kiểm soát toàn diện hoạt động trong nhà máy.
Bên cạnh đó, một hệ thống ERP tích hợp có thể làm cho bất kỳ nhà sản xuất nào trở nên mạnh mẽ hơn bằng cách tự động lập lịch bao gồm tất cả các yếu tố sản xuất (đơn đặt hàng, nguyên liệu thô, tính sẵn có của máy móc và lao động) cũng như tối ưu hóa lịch trình sản xuất trong vài phút thay vì hàng giờ.
Tối ưu hóa năng lực sản xuất và lập kế hoạch giúp hướng tới mô hình nhà máy sản xuất thông minh toàn diện
Có thể thấy, ERP sản xuất là một giải pháp phù hợp cho việc quản lý cấp cao việc lập kế hoạch trong nhà máy sản xuất. Tuy vậy, để xây dựng mô hình nhà máy sản xuất thông minh toàn diện, doanh nghiệp sẽ cần sự kết hợp nhất quán của nhiều giải pháp quản lý khác. Dưới đây là 05 điều cần chú ý:
Tài chính, Kế toán, ERP, MES và chuỗi cung ứng cần phải hoạt động đồng bộ trên một cơ sở dữ liệu duy nhất
Việc quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp cần đảm bảo mọi bộ phận sản xuất liên quan cần hoạt động kết nối và đồng bộ. Để làm được điều này, các giải pháp quản lý cần phải hoạt động đồng bộ trên một cơ sở dữ liệu duy nhất.
Việc theo dõi những thay đổi trong lập kế hoạch sản xuất, lên lịch và những cải tiến liên tục trong quy trình làm việc một cách đồng bộ dẫn đến nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm các chi phí liên quan.
Dữ liệu giám sát quá trình và sản xuất theo thời gian thực là “nguồn cung cấp năng lượng” giúp hệ thống ERP hoạt động hiệu quả
Đây cũng là dữ liệu cho phép các nhà sản xuất giữ lịch trình sản xuất theo đúng tiến độ. Ngoài ra, giám sát quy trình và sản xuất theo thời gian thực là điều cần thiết để có được cái nhìn 360 độ về mặt bằng nhà máy, kiểm soát sự chênh lệch chi phí và các thị trường được quản lý cũng như tuân thủ các quy định tốt hơn.
ERP sản xuất nên được tích hợp với MES
Việc tích hợp ERP và MES được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng vào nhà máy sản xuất của mình. Xu hướng mới trong Công nghiệp 4.0 dựa trên thực tế là tất cả các yếu tố của môi trường sản xuất sẽ trao đổi thông tin với nhau theo thời gian thực và tổ chức sản xuất một cách tự động.
Việc chia sẻ dữ liệu sản xuất giữa hệ thống ERP và MES sẽ hỗ trợ việc lên kế hoạch cũng như giám sát toàn bộ quá trình sản xuất. Ví dụ, bảo trì dự đoán đưa ra các phân tích về kỹ thuật và lên kế hoạch cũng như giám sát quá trình bảo trì.
Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp cần triển khai hệ thống MES mặc dù đã có ERP?
Quản lý chuỗi cung ứng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Việc thắt chặt sợi dây gắn kết giữa nhà sản xuất và các đối tác cung ứng cũng là một cách để tối ưu hóa sản xuất. Hệ thống Quản lý chuỗi cung ứng cần hỗ trợ lập kế hoạch nhu cầu, quản lý hậu cần và vận chuyển, mua sắm và tìm nguồn cung ứng, quản lý chất lượng, lập kế hoạch chuỗi cung ứng và thực hiện các lô hàng bị bỏ lại.
Lập kế hoạch và lập lịch trình theo thời gian thực
Hệ thống ERP và MES mang lại giá trị cao nhất khi cả 2 cùng cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực và kiểm soát toàn diện các hoạt động sản xuất. Việc chia sẻ dữ liệu sản xuất giữa hệ thống ERP và MES sẽ hỗ trợ việc lên kế hoạch cũng như giám sát toàn bộ quá trình sản xuất. Ví dụ, bảo trì dự đoán đưa ra các phân tích về kỹ thuật và lên kế hoạch cũng như giám sát quá trình bảo trì.
Lựa chọn VTI Solutions cho giải pháp ERP sản xuất
Không nghi ngờ gì nữa, hệ thống ERP là xương sống của mọi tổ chức công nghiệp. ERP liên kết mọi bộ phận trong công ty, cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết để điều hành công ty một cách hiệu quả, năng suất và bền vững. Giải pháp này có thể xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng, quản lý việc mua sắm nguyên vật liệu, quản lý hàng tồn kho, lưu kho, kế toán, các hoạt động nhân sự và báo cáo. Mọi khía cạnh của hoạt động có thể được theo dõi trong thời gian thực.
Vì nhiều lý do, việc tìm kiếm phần mềm sản xuất thích hợp cho doanh nghiệp của bạn là rất quan trọng đối với năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó có thể giúp bạn cách mạng hóa nhà máy sản xuất, qua đó đặt nền móng cho việc xây dựng mô hình sản xuất thông minh.
Để tối ưu hóa Quản lý doanh nghiệp, để đi từng bước vững chắc trên chặng đường tự động hóa quy trình Quản trị, để bắt kịp với xu thế thị trường đang không ngừng biến đổi, việc áp dụng hệ thống ERP trong Quản lý nhà máy gần như là một điều tất yếu. Doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể trở thành người tiên phong và giành những lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi triển khai giải pháp ERP.
VTI Solutions tự tin sẽ là người đồng hành cùng bạn trong hành trình chuyển đổi số hoạt động sản xuất của mình với các giải pháp ERP sản xuất. Là đối tác của các đơn vị cung cấp giải pháp ERP hàng đầu khu vực và thế giới như Epicor, Odoo, SAP,…, cùng với hệ thống điều hành sản xuất MES-X, VTI Solutions hướng đến mục tiêu cung cấp một hệ sinh thái sản phẩm toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện từ nhân sự, tài chính, kế toán đến hậu cần,….với khả năng tùy chỉnh và mở rộng quy mô cho tất cả các khách hàng ở mọi lĩnh vực và ngành công nghiệp đa dạng.
Liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay cho sự tự động hóa mô hình sản xuất của bạn!