Khắc phục khó khăn trong sản xuất linh kiện điện tử 4.0

Khắc phục khó khăn trong sản xuất linh kiện điện tử 4.0

Khắc phục khó khăn sản xuất linh kiện điển tử

Quy trình sản xuất linh kiện điện tử đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ trong từng công đoạn do quá trình lắp đặt rất phức tạp và cần tính chính xác cao.  Chính vì thế, việc gặp phải những sự cố khi sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Việc tìm hiểu và áp dụng những phương pháp quản lý để khắc phục khó khăn trong sản xuất linh kiện điện tử là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. 

Thực trạng về ngành sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam

Cơ hội đối với ngành sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam

Tăng trưởng mạnh mẽ : Ngành linh kiện điện tử Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây với tốc độ trung bình hàng năm từ 15-20%. Dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển do nhu cầu sử dụng điện tử tiêu dùng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp cũng như tham gia rất nhiều các hiệp định thương mại tự do, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử , tập trung vào các phân khúc như sản xuất linh kiện điện tử thụ động, lắp ráp bảng mạch in ( PCB) cũng như sản xuất cáp điện cho các ngành công nghiệp ô tô, năng lượng tái tạo,…

Những thách thức các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam phải đối mặt

Cơ cấu sản phẩm trong ngành có sự chênh lệch lớn : Hiện tại, cơ cấu các sản phẩm linh kiện điện tử đang có sự chênh lệch giữa điện tử tiêu dùng và điện tử chuyên dụng, khi lợi thế đang nghiêng nhiều hơn về các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, ngành công nghệ phụ trợ sản xuất phụ tùng linh kiện hỗ trợ cho công nghiệp điện tử trong nước đang chưa có được sản lượng cao và khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất. 

Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao : Thực tế cho thấy, lao động Việt Nam vẫn hạn chế trong việc sở hữu những kỹ năng cần thiết như trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng mềm,… Nhiều doanh nghiệp còn mất thêm chi phí đào tạo lại khi nhiều lao động không đáp ứng được công việc. 

Khắc phục khó khăn sản xuất linh kiện điện tử
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là thách thức lớn trong sản xuất linh kiện điện tử

Tỷ lệ nội địa hóa thấp : Ngành điện tử Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vật liệu, linh kiện do tỷ lệ nội địa hóa ngành sản xuất linh kiện chỉ đạt 5-10% và phụ thuộc nặng vào nhập khẩu. 

Những khó khăn thường gặp trong sản xuất linh kiện điện tử

Sản xuất linh kiện điện tử đòi hỏi một quy trình phức tạp và rời rạc, khiến các doanh nghiệp sản xuất đối mặt với nhiều thử thách trong khâu quản lý quy trình sản xuất , tối ưu hóa chi phí và kiểm soát chất lượng. Hơn nữa, các đặc thù trong ngành sản xuất linh kiện điện tử cũng khiến cho việc quản lý sản xuất gặp khó khăn nếu không có phương pháp quản lý quy trình sản xuất hiệu quả. 

Thách thức của việc tối ưu bài toán chi phí trong sản xuất linh kiện điện tử

Thất thoát nguyên vật liệu và chậm trễ, thiếu hụt chuỗi cung ứng 

Một trong những thách thức phổ biến nhất hiện nay mà các nhà sản xuất phải đối mặt đó là việc thất thoát nguyên vật liệu. Điều này xuất phát từ những đặc thù trong ngành sản xuất linh kiện điện tử,  như việc yêu cầu riêng biệt với từng nguyên vật liệu và phải tính toán chính xác nguyên vật liệu đầu vào cho khớp với nguyên vật liệu đầu ra. Hơn nữa, với mỗi một đơn vị bị lỗi sẽ phải loại bỏ hoàn toàn sản phẩm , dẫn tới sự lãng phí rất lớn. Thiếu hụt chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cũng là một khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, khi nhu cầu thị trường rất cao . Điều này dẫn tới tình trạng trì hoãn sản xuất kéo dài, giảm hiệu suất sản xuất và gia tăng các chi phí phát sinh. Do đó, doanh nghiệp sản xuất cần phải quản lý hiệu quả khâu nhập nguyên vật liệu, tính toán số lượng linh kiện chính xác trong từng công đoạn để tránh lãng phí và thất thoát. Việc tối ưu chi phí trong một chuỗi cung ứng phức tạp cũng đòi hỏi nhiều dữ liệu, phân tích chuyên sâu và khả năng phối hợp hiệu quả giữa các bên liên quan. 

Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu 

Các nguyên vật liệu đầu vào trong ngành sản xuất linh kiện điện tử là các nguyên vật liệu thô như sắt, vàng, đồng, palladium,… Các vật liệu thô này thường xuyên biến động về giá, dẫn tới ảnh hưởng chi phí sản xuất. Việc tái chế để tận dụng các nguyên liệu nhằm giảm chi phí cũng rất khó khăn khi việc tách các linh kiện nhỏ rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều chất độc hại trong quá trình xử lý. Chính vì thế, doanh nghiệp nên có chiến lược quản lý mua hàng hiệu quả với từng nguyên vật liệu để có thể quản lý rủi ro với giá cả, giảm tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. 

Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng linh kiện điện tử. 

Lỗi thiết kế và sản xuất linh kiện điện tử

Một thiết kế đặc thù trong ngành sản xuất linh kiện điện tử đó là PCB ( printed circuit board) , hay còn gọi là bo mạch. Do PCB có kích thước nhỏ và nhiều chi tiết, nên rất dễ mắc lỗi như khoảng cách không đủ hay các thành phần lắp sai vị trí trong quá trình sản xuất và hoàn thiện. Những sai sót trong thiết kế ban đầu dẫn tới việc kiểm soát lỗi trong toàn bộ quy trình sản xuất trở nên khó khăn và phức tạp hơn, dẫn tới sự lãng phí nguyên vật liệu và tăng chi phí sản xuất. Do vậy, các doanh nghiệp nên áp dụng những phần mềm quản lý sản xuất để việc tiến hành từng quy trình riêng biệt diễn ra một cách chính xác. 

Quản lý kém nhiệt của PCB

Khi nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử của thị trường ngày càng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu sử dụng máy tính, smartphone hay các thiết bị điện tử hiệu suất cao. Chính vì thế, nếu PCB chịu nhiệt kém có thể làm giảm hiệu suất của thiết bị. Nguyên nhân của việc này do đặt sai vị trí của linh kiện hay việc sử dụng nguyên vật liệu chất lượng kém. Điều này xuất phát từ khâu quản lý quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu. Vì vậy, doanh nghiệp nên ưu tiên các giải pháp về QA và QC để tối ưu được chất lượng của nguyên vật liệu. 

Những vấn đề xung quanh yếu tố con người

Quy trình sản xuất và lắp đặt phần lớn vẫn phụ thuộc vào con người do các thao tác cần sự tỉ mỉ và phức tạp. Yếu tố tiên quyết cho nguồn nhân lực tham gia sản xuất lắp đặt là tay nghề và chuyên môn cao. Chính vì vậy, việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực này khá tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc. Hơn nữa, đôi khi yếu tố con người có thể gây ra những lỗi trong quy trình sản xuất như việc không tuân thủ quy trình sản xuất hay thiếu kỹ năng do chưa được đào tạo bài bản. Việc áp dụng những hệ thống camera kiểm soát hành vi theo từng công đoạn sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất nắm bắt được quy trình của công nhân để có thể khắc phục lỗi một cách kịp thời. 

Khắc phục khó khăn sản xuất linh kiện điện tử
Quy trình sản xuất và lắp đặt phần lớn vẫn phụ thuộc vào con người do các thao tác cần sự tỉ mỉ và phức tạp.

Thách thức trong việc đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an toàn cho môi trường. 

Khó khăn khi theo đuổi sản xuất bền vững

Phát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả các lĩnh vực sản xuất trên toàn thế giới. Việc giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô giúp bảo vệ môi trường và nguồn nước. Tuy nhiên, các nguyên vật liệu trong sản xuất linh kiện điện tử chủ yếu là nhựa và kim loại – những nguyên vật liệu khó tái chế. Mặc dù cố gắng thay thế bằng các nguyên vật liệu có thể phân hủy, nhưng nó không mang lại độ bền và hiệu suất tối ưu cho các linh kiện điện tử. Đây là một thách thức lớn với các doanh nghiệp khi theo đuổi sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường.

Quản lý lượng rác thải điện tử

Với các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, các sản phẩm lỗi khi thải ra môi trường luôn tiềm ẩn những nguy hại khi nguyên vật liệu cấu thành nên PCB thường không thân thiện với môi trường và rất khó phân hủy. Việc xây dựng một hệ thống kiểm soát chất thải theo từng công đoạn để xử lý một cách khoa học và hợp lý cũng nên là ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. 

Phương pháp khắc phục khó khăn trong quy trình sản xuất linh kiện điện tử bằng hệ thống MES

Hầu hết, các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam tập trung vào quy trình lắp ráp, nên công đoạn theo dõi theo thời gian thực cần được chú trọng và theo dõi chi tiết. Vì vậy sử dụng hệ thống MES đóng vai trò là mắt xích quan trọng kết nối giữa quá trình sản xuất trong nhà máy và bộ phận quản lý bằng cách thu thập dữ liệu trực tiếp từ các thiết bị sản xuất. Thay vì phải đợi đến khi công đoạn sản xuất hoàn thành theo cách truyền thống, MES cho phép doanh nghiệp cập nhật thông tin về sản xuất ngay lập tức theo thời gian thực. 

  • Lập kế hoạch sản xuất tổng thể cho từng công đoạn rời rạc: Lập kế hoạch sản xuất tổng thể hoặc theo đơn hàng. Kế hoạch sản xuất chi tiết trên từng công đoạn, máy/ dây chuyền sẽ được tạo tự động. Tự động đề xuất các xưởng, thiết bị sản xuất khi điều độ kế hoạch để tối ưu trong sản xuất, giảm thiểu lãng phí về nguồn lực trong sản xuất linh kiện điện tử. 
  • Quản lý quy trình sản xuất lắp ráp PCB: Hệ thống MES giúp quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất trên từng công đoạn. Các linh kiện trên bảng mạch PCB khi lắp ráp sẽ được theo dõi chi tiết trong suốt quy trình sản xuất, đảm bảo tính tuần tự, đúng thứ tự và đúng quy trình của từng công đoạn, từ đó giúp giảm thất thoát nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất linh kiện điện tử, cũng như có thể kiểm soát nguyên vật liệu lãng phí để tiến hành tái chế đúng cách. 
  • Quản lý chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào: Một hệ thống quản lý sản xuất MES đạt tiêu chuẩn sẽ được tích hợp các module  giúp quản lý quá trình kiểm tra chất lượng của từng chi tiết và đảm bảo tuân thủ các quy trình kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng. Hệ thống cung cấp các công cụ để ghi lại kết quả kiểm tra, theo dõi lỗi và hỗ trợ quy trình kiểm tra lại và sửa chữa khi cần thiết.
  • Tích hợp hệ thống quản lý năng lượng giúp quản lý phát thải : Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong công cuộc theo đuổi sản xuất xanh, sản xuất bền vững, hệ thống MES tiêu chuẩn nên tích hợp cả phần mềm quản lý năng lượng ( EMS) để quản lý hiệu quả các nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất như điện, nước, xăng dầu,… và quản lý phát thải ra môi trường. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được nguồn năng lượng sử dụng, tối ưu hiệu suất sản xuất cho nhà máy và từng bước đạt mục tiêu sản xuất xanh
Khắc phục khó khăn sản xuất linh kiện điện tử
Ứng dụng hệ thống MES để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí

Với những lợi ích thiết thực và hiệu quả rõ ràng, hệ thống MES đang trở thành giải pháp không thể thiếu cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. Doanh nghiệp cần chủ động đầu tư và ứng dụng hệ thống MES để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí và nâng tầm năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Một trong những hệ thống MES tiêu biểu được cung cấp bởi VTI Solution, thu hút nhiều doanh nghiệp vừa và lớn tin dùng là Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất MES-X. Hệ thống MES-X cung cấp những chức năng nổi bật như quản lý sản xuất, quản lý kho sản xuất, quản lý bảo trì-bảo dưỡng thiết bị, quản lý chất lượng, quản lý mua sắm và quản lý truy xuất nguồn gốc, quản lý năng lượng giúp các doanh nghiệp sản xuất kiểm soát được quy trình sản xuất theo thời gian thực, cải thiện hiệu suất vận hành nhà máy khi có thể tối ưu hóa các bước thao tác, kiểm soát quy trình theo thời gian thực và ngăn ngừa được lỗi hỏng trong quá trình vận hành. 

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận demo miễn phí hệ thống MES hàng đầu Việt Nam! 

Xem thêm: VTI triển khai Hệ Thống Điều Hành Sản Xuất MES-X cho nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng của FUJIX

VTI Solutions

0/5 - (0 bình chọn)