COVID-19 và bài toán quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp

quản lý rủi ro covid-19

Đại dịch COVID-19 trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu khi nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong các hoạt động kinh doanh sản xuất do đó kéo theo nhiều cuộc sụp đổ của các doanh nghiệp. Rủi ro do đại dịch gây ra là không thể bàn cãi và đã đặt ra một thách thức lớn cho việc quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp trong thời đại COVID-19

Tại Việt Nam, theo một báo cáo từ VCCI thực hiện vào tháng 9 năm 2021, 93.9% trong tổng số 3,000 doanh nghiệp được khảo sát cho rằng tác động của đại dịch là “hoàn toàn tiêu cực”, tăng so với con số 87,2% của khảo sát năm 2020. Nghiêm trọng hơn, 90.8% doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động, hay nói cách khác, cứ 10 doanh nghiệp thì hết 9 buộc phải giảm quy mô nhân lực.

Theo Tổng cục thống kê (2021), “Khu vực doanh nghiệp là động lực chính, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ khi có số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 41,6 nghìn doanh nghiệp (chiếm 72% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước….”

quản lý rủi ro covid19
Khủng hoảng COVID-19 thực sự khiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề

Với chỉ chừng đấy thông tin thống kê chúng ta đã cảm nhận sức phá hoại khủng khiếp của COVID-19. Rủi ro khi chẳng may “lún sâu” vào khủng hoảng là khó thể tránh khỏi, do đó nhiều doanh nghiệp/tổ chức đã bắt đầu lên các kế hoạch quản lý các loại rủi ro do COVID-19 gây ra như đứt gãy chuỗi cung ứng, nhà máy sản xuất phải đóng cửa, chậm tiến độ dự án, ảnh hưởng khả năng phục hồi,…

Để quản lý rủi ro từ đại dịch, doanh nghiệp cần bảo vệ các loại “tài sản của mình” khỏi các mối đe dọa nêu trên. Tài sản doanh nghiệp ở đây không chỉ là tiền bạc, mà chính là tất cả các nhân tố quan trọng thuộc quyền sở hữu của mình và có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, có thể kể đến như máy móc, thiết bị sản xuất, văn phòng, tòa nhà,..(tài sản hữu hình/cơ sở hạ tầng) và toàn bộ sức lao động của nhân viên (tài sản vô hình/nguồn nhân lực).

Đánh giá và quản lý rủi ro

Đây là bước đầu tiên hướng tới việc giảm thiểu rủi ro hiện hữu trong cơ sở hạ tầng của công ty. Bản chất và mức độ nghiêm trọng của các sai sót trong quá trình sản xuất và kinh doanh cần được xác định thông qua việc đánh giá toàn diện. Đây cũng chính là quy trình đặt nền tảng cho các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả cũng như là một trong những nhiệm vụ quản lý quan trọng nhất. 

Thông thường có 2 yếu tố chính cần xem xét trong quá trình đánh giá rủi ro: cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Trong bối cảnh COVID-19, việc đề ra các biện pháp phòng ngừa các rủi ro có thể ảnh hưởng đến 2 yếu tố này là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong ngành sản xuất với sự đe dọa lây lan dịch tiềm ẩn, không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần và làm gián đoạn hoạt động trong nhà máy mà còn ảnh hưởng đến chính danh tiếng cho doanh nghiệp.

Do đó, một chiến lược đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả là rất cần thiết cho doanh nghiệp lúc này. Doanh nghiệp có thể xem xét:

Nguồn nhân lực (tài sản vô hình)

Trước đại dịch, việc đánh giá rủi ro trong yếu tố nhân viên thường được cho là liên quan đến trình độ chuyên môn và khả năng cống hiến. Các “rủi ro nhân lực” điển hình bao gồm: các yếu tố cá nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng và năng suất làm việc như trình độ, vấn đề sức khỏe, kỹ năng riêng,…

Do đó, tiến hành sàng lọc kỹ lưỡng và kiểm tra lý lịch đóng vai trò là “tuyến phòng thủ đầu tiên” của công ty chống lại các mối đe dọa mà hầu như có thể không bị phát hiện do liên quan đến yếu tố con người. 

Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, yếu tố nguồn nhân lực càng đem lại nhiều rủi ro cho công ty khi đây là yếu tố dễ bị tổn thương nhất. Khi trong công ty phát sinh và lây lan dịch bệnh, việc gián đoạn kinh doanh và sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, ở một số công ty cho phép làm việc từ xa thì việc quản lý nhân sự lại càng là một bài toán cần được ưu tiên giải quyết. Do đó, việc đánh giá rủi ro liên quan ở đây là việc kiên quyết cần phải thực hiện.

Hơn nữa, điều tương tự cũng phải được thực hiện đối với các nhà cung cấp hoặc các đối tác khác có liên quan đến hoạt động của công ty. Rủi ro về đầu ra sản xuất có sai sót rõ ràng hơn nhiều trong ngành sản xuất nơi có nhiều nhà cung cấp và các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Cơ sở hạ tầng (tài sản hữu hình)

Yếu tố thứ hai cần quá trình quản lý rủi ro nghiêm ngặt là cơ sở hạ tầng, bao gồm cả máy móc thiết bị sản xuất cũng như không gian làm việc trong văn phòng và nhà máy. Rủi ro cơ sở hạ tầng có thể bao gồm việc bảo mật thông tin, an toàn lao động, bảo trì máy móc thiết bị,…

Mức độ ưu tiên bảo mật rủi ro dành cho một khu vực cụ thể phải phụ thuộc vào giá trị của tài sản hoặc quy trình đang được thực hiện. Các tiêu chuẩn an ninh vật lý cơ bản phải được thực hiện và duy trì thường xuyên. Một cách dễ dàng để đảm bảo thành công của họ là thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng, tốt nhất là liên kết với các đơn vị cung cấp các giải pháp bảo trì sản xuất.

Cơ sở hạ tầng đặc biệt cần phải đảm bảo trong đại dịch corona này. Việc nhiều chính phủ các nước áp dụng các lệnh hạn chế và giãn cách có thể ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng như việc bảo trì máy móc trong nhà máy. Bên cạnh đó, khi một số nhân viên làm việc tại nhà thì vấn đề bảo mật lại càng trở thành các thử thách khác cho các tổ chức. 

Làm thế nào để kiểm soát tốt các rủi ro từ COVID-19?

Trước hết, điều quan trọng là phải xác định các bộ phận công ty và quy trình kinh doanh/sản xuất có liên quan, tức là các tác nhân rủi ro trong toàn bộ công ty, có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự lây lan của Covid-19. Khi đã xác định, các công ty có thể đưa ra các phương án: 

Tái cấu trúc

Đây là những phương án tái cấu trúc có tiềm năng cho các doanh nghiệp trong việc khôi phục hâu đại dịch:

  • Tổ chức lại hoặc tái cơ cấu doanh nghiệp: mục tiêu chính là tiết kiệm chi phí. Việc tái tổ chức có thể bao gồm việc định hình lại hoạt động sản xuất, cắt giảm nhân lực,… Bên cạnh đó, các chiến lược kinh doanh phù hợp có thể được áp dụng để giúp công ty vượt qua khó khăn và phục hồi sau đại dịch
  • Định vị cạnh tranh: chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng khi các doanh nghiệp  nắm giữ thị phần. Làm thế nào để vừa đảm bảo chất lượng vừa không tăng giá sản phẩm khiến khách hàng quay lưng là một thách thức không hề nhỏ với các tổ chức.
  • Kết nối với khách hàng: các tổ chức chuẩn bị đầu tư để thấu hiểu khách hàng của họ tốt hơn là một trong những xu hướng sau đại dich COVID-19. Đội ngũ bán hàng đang được mở rộng trong các thị trường đang phát triển nhờ công nghệ mới. 

Tiếp cận chủ động

Quản lý rủi ro đòi hỏi một cách tiếp cận chủ động hơn là một cách phản ứng với các rủi ro khi đã xảy ra. Các nhà điều hành công ty nên chuẩn bị kỹ càng trước cho một sự cố không mong muốn xảy ra và phải có những phản ứng thích hợp có thể thực hiện ngay lập tức một khi vấn đề xảy ra. 

Khi đã có các dữ liệu và dự báo về các rủi ro, đặc biệt trong đại dịch lần này, doanh nghiệp nên chủ động đề ra các phương án và kế hoạch hiệu quả để đối phó. Tùy vào từng trường hợp, cách xử lý sẽ được tùy chỉnh sao cho hợp lý và ít tổn thất nhất. Ví dụ nếu nhà máy buộc phải đóng cửa do COVID-19 thì công ty sẽ có cách giải quyết như thế nào để vừa bảo trì máy móc vừa duy trì việc hoạt động của nhân viên từ xa. Ngoài ra, khi nhân viên quay trở lại làm việc tại công ty thì những biện pháp nào sẽ được sử dụng để bảo đảm an toàn và phòng tránh lây lan COVID-19. 

Chuyển đổi số

Ngoài việc đề ra các chiến lược và kế hoạch chủ động để đối phó với rủi ro từ đại dịch, một cách tiếp cận chủ động khác khá bất ngờ chính là chuyển đổi số mô hình hoạt động kinh doanh và sản xuất. Thật ra việc chuyển đổi số là cực kỳ quan trọng trong thời đại 4.0 nhưng cũng chính đại dịch COVID-19 mới là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại này.

Việc tự động hóa một phần (hoặc toàn bộ) các hoạt động sản xuất trong nhà máy được chứng minh là giải quyết được rất nhiều vấn đề COVID-19 tạo ra. Tất cả các hoạt động liên quan từ kiểm tra và bảo trì máy móc cho đến chấm công nhân viên đều hoàn toàn có thể được các giải pháp công nghệ.

Một trong những lợi ích nổi bật nhất của các công nghệ số thời kỳ đại dịch chính là chúng cho phép chúng ta làm việc từ xa. Mặc dù có nhiều bất lợi nhưng ít nhất đây có thể là giải pháp tốt nhất để tránh lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Do đó, việc quản lý rủi ro sẽ thuận lợi hơn, góp phần giúp công ty ổn định và phục hồi trong tương lai.

Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng mô hình nhà máy an toàn hiệu quả?

COVID-19 và sự vùng vẫy từ các doanh nghiệp
Một kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp sống sót và phục hồi trong đại dịch

Giải pháp công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý rủi ro hiệu quả

FaceX – giải pháp chấm công không tiếp xúc bằng công nghệ AI

FaceX là giải pháp quản lý chấm công nhận diện khuôn mặt thông minh của VTI Solutions. Bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt AI, FaceX sẽ thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu khuôn mặt của con người.

FaceX chính là một sự lựa chọn tuyệt vời trong bối cảnh COVID-19 khi nó hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp từ các cách chấm công truyền thống, với các chức năng nổi bật như:

    • Nhận diện khuôn mặt khi đeo khẩu trang: nhận diện khuôn mặt lên đến 20,000 người
    • Quản lý trên điện thoại: quản lý, phân tích thông tin, tạo báo cáo trên ứng dụng 
    • Đảm bảo an toàn: lập lịch ra vào, cảnh báo truy cập không hợp lệ
    • Cảnh báo thông minh: kiểm tra và cảnh báo thân nhiệt, thông báo nếu đối tượng không đeo khẩu trang
    • Tích hợp và mở rộng

Việc nhà quản lý dễ dàng quản trị dữ liệu chấm công được tự động hóa, nhân sự chủ động theo dõi thời gian làm việc trên cùng một nền tảng FaceX đã góp phần xây dựng một môi trường làm việc minh bạch và thông minh cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.

Telework – giải pháp duy trì hiệu quả làm việc từ xa

Ứng dụng quản lý chấm công FaceX mở rộng thêm tính năng Telework để giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán quản trị nhân sự. Telework là một Giải pháp chấm công & quản lý hiệu quả làm việc từ xa để đáp ứng nhu cầu quản lý hiệu quả công việc từ xa cũng như theo dõi thời gian làm việc theo cách thức “phi truyền thống”.

Là một giải pháp tuyệt vời để quản lý nhân sự làm việc tại nhà hiệu quả trong mùa dịch, Telework của VTI Solutions có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp với các tính năng đặc biệt:

  • Hệ thống quản lý chấm công từ xa
  • Kết nối liên tục ngay cả khi mất mạng
  • Quản lý hiệu quả công việc theo thời gian thực
  • Giảm thiểu rủi ro an ninh mạng

Xem thêm: Bộ giải pháp Quản lý ra vào văn phòng không tiếp xúc phòng chống COVID-19 hiệu quả

FaceX và Telework của VTI Solutions tự tin là sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp công nghệ hiện đại nhằm quản lý và phòng tránh các rủi ro có thể gặp phải trong đại dịch COVID-19. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay sự thay đổi toàn diện cho nhà máy của bạn ngay hôm nay!

0/5 - (0 bình chọn)