Ứng dụng IoT tại Việt Nam: Cơ hội bùng nổ hay thách thức lớn?

Ứng dụng IoT tại Việt Nam: Cơ hội bùng nổ hay thách thức lớn?

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) đã trở thành một từ khóa “nóng” trong các cuộc thảo luận về công nghệ và chuyển đổi số. Việt Nam với tiềm năng kinh tế số đầy hứa hẹn đang cũng dần bước vào làn sóng này. Nhưng liệu cuộc cách mạng IoT tại Việt Nam là hiện thực hay chỉ là viễn tưởng? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng phân tích từ hai góc độ chính: bên ứng dụng IoT tại Việt Nam và các nhà cung cấp giải pháp IoT.

Bức tranh IoT tại Việt Nam: Chúng ta đã sẵn sàng?

Theo một báo cáo từ McKinsey năm 2023, IoT được dự đoán sẽ đóng góp khoảng 11% GDP toàn cầu vào năm 2030, với giá trị thị trường đạt 1.1 nghìn tỷ USD tại khu vực châu Á. Tiềm năng phát triển ứng dụng IoT tại Việt Nam là rất lớn nhờ vào dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng thiết bị kết nối Internet cao (hơn 75% dân số), và các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số mạnh mẽ từ Chính phủ.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc IoT đang “bùng nổ” tại Việt Nam. Thực tế, Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai, nơi cơ hội và thách thức tồn tại song song.

IoT qua góc nhìn ứng dụng tại Việt Nam

Những ngành đang dẫn đầu trong ứng dụng IoT tại Việt Nam

Theo Báo cáo Chuyển đổi số thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2023, IoT đang là công nghệ được áp dụng vô cùng rộng rãi ở Việt Nam, chủ yếu xuất hiện ở các lĩnh vực:

Nông nghiệp: Ứng dụng IoT trong nông nghiệp giúp cải thiện năng suất và tiết kiệm chi phí sản xuất. Ví dụ, các cảm biến đo độ ẩm đất, nhiệt độ và ánh sáng giúp nông dân tự động điều chỉnh lượng nước tưới tiêu. Theo Deloitte, việc ứng dụng IoT có thể giảm 30% chi phí vận hành nông trại và tăng 25% năng suất cây trồng. Các ứng dụng này đang được triển khai tại các vùng như Lâm Đồng và Đà Lạt, nơi tập trung sản xuất nông nghiệp công nghệ cao​.

Nhà thông minh: Theo Statista, thị trường nhà thông minh tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng với ghi nhận doanh thu lên tới 275 triệu USD trong năm 2023. Doanh thu chủ yếu đến từ thiết bị thông minh, thiết bị giám sát kết nối và thiết bị an ninh.

Y tế: IoT đang định hình tương lai của chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Các bệnh viện và phòng khám áp dụng thiết bị IoT để giám sát bệnh nhân từ xa và tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh. Ví dụ, các vòng đeo thông minh giúp theo dõi nhịp tim và huyết áp, cung cấp cảnh báo sớm về sức khỏe.

Giao thông thông minh: Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đã triển khai ứng dụng IoT trong quản lý giao thông, như hệ thống đèn tín hiệu tự động và thu phí không dừng (ETC). Kết quả cho thấy ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm tại các khu vực trung tâm giảm 15%.

Sản xuất: IoT trong sản xuất đang tái định hình cách các doanh nghiệp Việt Nam vận hành. Các hệ thống quản lý sản xuất như MES-X, IIoT và SCADA đã được triển khai tại nhiều nhà máy ở Bắc Ninh và Hải Phòng. Điều này giúp doanh nghiệp giảm tới 20% thời gian ngừng hoạt động máy móc và cải thiện khả năng dự đoán bảo trì thiết bị.

Tự động hóa là ứng dụng IoT quan trọng trong sản xuất
Tự động hóa là ứng dụng IoT quan trọng trong sản xuất

Sản xuất – ngành ứng dụng mũi nhọn của IoT

Theo nghiên cứu của McKinsey (2021), ứng dụng IoT trong nhà máy sản xuất chiếm giá trị kinh tế tiềm năng lớn nhất trong số các ngành ứng dụng IoT, chiếm đến 26%, đạt doanh thu lên đến 3000 tỷ USD trong năm 2030, bỏ xa ngành Bán lẻ (17%) và Y tế (14%).

Đọc thêm về Tổng Quan Về IOT Trong Sản Xuất 4.0 Doanh Nghiệp Cần Biết

Bên cạnh đó, các ứng dụng IoT cho khách hàng B2B lĩnh vực sản xuất cũng cho thấy sự phát triển đột phá, dự kiến chiếm 62-65% doanh thu trong năm 2030. Các nhà máy khi ứng dụng IoT chủ yếu giải quyết bài toán về Tối ưu vận hành, Cải thiện năng suất lao động và Dự đoán bảo trì.

Mặc dù là ngành mũi nhọn ứng dụng IoT và đem lại nhiều giá trị kinh tế nhất so với các ngành, báo cáo cho thấy sự chững lại và chậm dần trong việc ứng dụng IoT trong môi trường nhà máy, trong khi ứng dụng IoT trong B2C – nhà thông minh – chiếm chưa tới 8% doanh thu dự báo 2030 – lại có sự phát triển nhanh chóng.

Rào cản khi ứng dụng IoT tại Việt Nam trong sản xuất

Điều gì đang là nguyên nhân cho sự mâu thuẫn trên? Qua nghiên cứu, McKinsey đưa 14 nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng IoT ở quy mô lớn:

Nhóm 14 nguyên nhân tác động đến ứng dụng IoT (Nguồn: McKinsey)
Nhóm 14 nguyên nhân tác động đến ứng dụng IoT (Nguồn: McKinsey)

Đối với ngành sản xuất, các nghiên cứu cho thấy có 5 nhóm nguyên nhân chính sau:

  1. Chi phí đầu tư: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Việt Nam gặp khó khăn khi phải đầu tư thiết bị IoT, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh chi phí cao từ các nhà cung cấp quốc tế.
  2. Nhân lực hạn chế: Theo PwC, chỉ khoảng 18% nhân lực công nghệ tại Việt Nam có đủ kỹ năng làm việc với IoT. Các doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng về IoT, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất.
  3. Vấn đề bảo mật: Các cuộc tấn công mạng nhắm vào thiết bị IoT trên toàn cầu đã gây thiệt hại hơn 8 tỷ USD năm 2022, và Việt Nam không phải ngoại lệ.
  4. Vấn đề tương thích: Các thiết bị IoT đến từ các nhà cung cấp khác nhau, sử dụng giao thức truyền thông khác nhau chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho việc tiêu chuẩn hóa. Trong một số trường hợp, nếu thiết bị quá cũ và không thể tiêu chuẩn hóa, doanh nghiệp có thể buộc phải thay mới 40-50% thiết bị dây chuyền để thực sự triển khai IoT.
  5. Thiếu sự hiểu biết và chiến lược dài hạn: Đây là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất khi muốn ứng dụng IoT tại Việt Nam. Số đông chưa nhận thức rõ được lợi ích dài hạn của IoT và không có kế hoạch chuyển đổi số toàn diện. Một số thấy rằng tích hợp hệ thống cũ quá phức tạp nên chưa biết đến các hình thức tích hợp hệ thống đơn giản hơn so với mua mới toàn bộ. Sự thiếu chiến lược rõ ràng khiến việc triển khai IoT không hiệu quả và khó duy trì​.
IoT tại Việt Nam gặp thách thức lớn khi doanh nghiệp thiếu niềm tin và chiến lược ứng dụng IoT
IoT tại Việt Nam gặp thách thức lớn khi doanh nghiệp thiếu niềm tin và chiến lược ứng dụng IoT

IoT qua góc nhìn nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam

Thị trường IoT tại Việt Nam

IoT tại Việt Nam có tiềm năng lớn, qui tụ sự tham gia nhiều doanh nghiệp công nghệ có trị giá hàng tỉ đô như Intel, Nokia, Qualcomm, MediaTek, Advantech… .

Bên cạnh các “ông lớn” toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tiến vào sân chơi với tiềm năng công nghệ rất lớn, có thể kể đến như Viettel chuyên cung cấp giải pháp phần cứng; VTI Solutions đang cung cấp các giải pháp IoT “may đo” phù hợp với nhu cầu từng nhà máy, từ tích hợp hệ thống SCADA đến hệ thống quản lý sản xuất tích hợp.

VTI nhận giải thưởng về A- IoT, khẳng định khả năng công nghệ của công ty trên thị trường
VTI nhận giải thưởng Top 10 Doanh nghiệp  A- IoT, là một trong những công ty cung cấp dịch vụ IoT hàng đầu tại Việt Nam

Phân loại nhà cung cấp IoT tại Việt Nam

Tại Việt Nam, đối với thiết bị phần cứng của IoT (các thiết bị cảm biến, bộ gateway, chip,…) chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, điểm sáng là tuy ít nhưng đã có một vài doanh nghiệp làm chủ công nghệ thiết kế phần cứng, dần nội địa hóa các thiết bị để tăng tính cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp đa dạng các dịch vụ, bao gồm:

  • Dịch vụ triển khai trọn gói hệ thống IoT
  • Tích hợp các thiết bị IoT trong hệ thống cũ
  • Tích hợp IoT với các hệ thống quản lý như ERP và MES
  • Thiết kế IoT Edge Platform
  • Tích hợp SCADA và hệ thống quản lý

Năng lực của các nhà cung cấp IoT tại Việt Nam

Mặc dù IoT vẫn là một lĩnh vực công nghệ mới mẻ tại Việt Nam, các nhà cung cấp trong nước đã nhanh chóng làm chủ những công nghệ cơ bản và đạt được bước tiến tích cực trên thị trường quốc tế. Theo Tạp chí Thông tin và Truyền thông (2022), các công nghệ tiên tiến hơn vẫn đang trong quá trình phát triển và đạt mức trung bình so với chuẩn mực toàn cầu.

Tuy nhiên, nhìn chung, các giải pháp công nghệ của Việt Nam được đánh giá ngày càng cao. Điều này cho thấy tiềm năng lớn để các nhà cung cấp IoT nội địa trở thành đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước để xây dựng hệ sinh thái IoT toàn diện, đặc biệt trong các nhà máy thông minh.

Các giải pháp thúc đẩy ứng dụng IoT tại Việt Nam

Nhận thức được tiềm năng mạnh mẽ từ thị trường IoT và các khó khăn của doanh nghiệp trong việc ứng dụng IoT, cả chính phủ và các nhà cung cấp đang có những giải pháp thúc đẩy ứng dụng IoT quan trọng:

Giải pháp từ Chính phủ

Chính phủ Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để phát triển IoT thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ và đầu tư:

  • Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia: Chính phủ đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh công nghệ, ưu tiên IoT trong các ngành như nông nghiệp, y tế, giao thông, và sản xuất.
  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng số: Các dự án phát triển mạng lưới 5G trên toàn quốc là yếu tố then chốt thúc đẩy IoT, đảm bảo khả năng kết nối và xử lý dữ liệu theo thời gian thực. Việt Nam hiện nằm trong top các nước thử nghiệm 5G sớm nhất khu vực.
  • Ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính: Các doanh nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả nhà phát triển IoT, được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị, và vay vốn lãi suất thấp.
  • Hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo: Các chương trình hợp tác giữa Chính phủ và các trường đại học nhằm đào tạo nhân lực công nghệ IoT chuyên sâu, cùng các quỹ tài trợ cho nghiên cứu đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này.

Giải pháp từ các doanh nghiệp cung cấp IoT tại Việt Nam

Các doanh nghiệp IoT trong nước không chỉ cung cấp giải pháp mà còn góp phần định hình và xây dựng hệ sinh thái IoT toàn diện, bao gồm cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ:

  • Cung cấp giải pháp tích hợp may đo: Các công ty như VTI Solutions thiết kế giải pháp IoT theo nhu cầu cụ thể của từng ngành, chẳng hạn hệ thống MES-X tối ưu hóa sản xuất, tích hợp cảm biến thông minh, và IIoT để quản lý dây chuyền sản xuất.
  • Hệ sinh thái IoT nội địa hóa: Một số doanh nghiệp Việt Nam đã nội địa hóa phần cứng IoT, giúp giảm chi phí nhập khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): Nhiều nhà cung cấp tập trung vào các giải pháp triển khai từng phần, phù hợp với ngân sách hạn chế của SME như tích hợp hệ thống IoT vào thiết bị cũ để giảm chi phí thay mới hoàn toàn.
  • Bảo mật IoT: Do nhận thức về rủi ro an ninh mạng tăng cao, các doanh nghiệp IoT đang chú trọng phát triển giải pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu và bảo vệ chống tấn công mạng.
  • Hợp tác quốc tế: Các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với đối tác toàn cầu như AWS, Microsoft để tích hợp các dịch vụ Cloud, tối ưu hóa hệ thống IoT.
Nhiều doanh nghiệp nội địa đang trở thành đối tác tin cậy giúp doanh nghiệp ứng dụng IoT tại Việt Nam thành công
Nhiều doanh nghiệp nội địa đang trở thành đối tác tin cậy giúp doanh nghiệp ứng dụng IoT tại Việt Nam thành công

Kết luận

Mặc dù việc triển khai IoT tại Việt Nam còn gặp nhiều rào cản như chi phí đầu tư, nhân lực hạn chế và vấn đề tiêu chuẩn hóa, nhưng những nỗ lực từ cả phía Chính phủ lẫn doanh nghiệp đang dần tháo gỡ các trở ngại này. Điểm sáng trong hành trình đó chính là sự xuất hiện của các đối tác công nghệ nội địa như VTI Solutions.

Với kinh nghiệm triển khai thực tiễn trong lĩnh vực sản xuất và các giải pháp IoT may đo như MES-X, IIoT, và tích hợp hệ thống quản lý thông minh, VTI Solutions đã và đang đồng hành cùng nhiều nhà máy, tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả vận hành.

Không chỉ vậy, VTI Solutions còn cung cấp dịch vụ tư vấn, tích hợp hệ thống IoT cho thiết bị cũ, tích hợp hệ thống SCADA, lập trình PLC giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí triển khai IoT mà không cần thay mới hệ thống toàn bộ. Cuối cùng, đội ngũ chuyên gia của VTI Solutions còn đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật dài hạn, giúp doanh nghiệp vững bước trong hành trình chuyển đổi số.

VTI Solutions tự hào là đối tác công nghệ đáng tin cậy, luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam để hiện thực hóa tiềm năng của IoT, xây dựng một nền tảng sản xuất thông minh và cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn dịch vụ IoT phù hợp cho nhà máy của bạn!

 

Nguồn tham khảo:

McKinsey (2021) The Internet of Things: Catching up to an accelerating opportunity

PwC (2022) 2022 Global Digital Trust Insights Survey, Vietnam Report

Tạp chí Thông tin và Truyền thông (2022): Công nghệ IoT tại Việt Nam từ góc nhìn bản đồ công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục phát triển Doanh nghiệp (2023): Annual Report on Vietnamese Enterprises’ Digital Transformation

Satista (2023) Số liệu về thị trường Nhà thông minh tại Việt Nam

 

0/5 - (0 bình chọn)