Nhân sự là nguồn lực quan trọng hàng đầu, đóng vai trò chủ chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực và đẩy mạnh quy mô hoạt động. Dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, các nhà quản trị sử dụng KPI nhân sự như một công cụ để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Vận dụng hiệu quả KPI nhân sự vào trong hoạt động doanh nghiệp ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Các chỉ số KPI nhân sự là gì?
KPI nhân sự (HR Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên ở bộ phận Nhân sự và được thể hiện thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng. Các chỉ số nguồn nhân lực đo lường các quá trình liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân tài, v.v. Các chỉ số này cho phép nhà quản trị nhân sự đặt ra các mục tiêu và biết được mức độ thành công trong việc quản lý hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Xây dựng KPI nhân sự là chìa khoá để tận dụng tối đa nguồn nhân lực của công ty và đáp ứng các mục tiêu chiến lược, các chương trình đào tạo phát triển con người của bộ phận nhân sự.
Doanh nghiệp cần vạch ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể khi xây dựng dựng mẫu KPI cho bộ phận nhân sự. Từ đó, nhà quản trị nhân sự cần nghiên cứu để đặt ra KPI phù hợp. Dưới đây là 7 KPI nhân sự phổ biến và quan trọng nhất mà nhà quản trị cần quan tâm.
7 KPI nhân sự phổ biến
Tỷ lệ vắng mặt (Absenteeism rate)
Đây là chỉ số nhân sự vô cùng quan trọng, giúp nhà quản trị theo dõi được hiệu suất làm việc của nhân viên và đảm bảo năng suất của doanh nghiệp. Tỷ lệ vắng làm cao có thể tác động tiêu cực đến toàn doanh nghiệp: giảm lợi nhuận, tăng chi phí và gây lãng phí thời gian.
Nhà quản trị nhân sự cần phải xây dựng các chính sách hay thực hiện một số giải pháp cần thiết để giảm thiểu tình trạng vắng mặt. Điều này sẽ giúp nhà quản trị đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và dịch vụ mà không đòi hỏi phải tăng số lượng nhân viên.
Tỷ lệ tăng ca (Overtime rate)
Tỷ lệ tăng ca thể hiện sự cống hiến của nhân viên, đồng thời cũng nói lên những bất cập trong quá trình làm việc như áp lực, quá tải công việc. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là nhà quản trị cần xem xét chỉ số KPI nhân sự này dựa trên bối cảnh và tình trạng của doanh nghiệp trong thực tế, tỉ lệ tăng ca phản ánh khối lượng công việc cần hoàn thành so với số lượng nhân viên.
Thời gian làm việc trung bình (Average time stay)
Chỉ số này cho biết thời gian trung bình mà một nhân viên gắn bó với công ty (tuần, tháng, năm), từ đó thể hiện khả năng tận dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Dựa vào thời gian làm việc có thể phân tích độ hài lòng, mong muốn cống hiến của nhân viên và khả năng giữ chân, chế độ đãi ngộ của công ty, bằng phương pháp này có thể giảm thiểu chi phí đào tạo, tối ưu doanh thu từ nguồn nhân lực sẵn có.
“Nhân viên sẵn sàng làm việc cho công ty trong bao lâu?” Đây là vấn đề cốt lõi mà hầu hết nhà quản trị nhân sự đều rất quan tâm. Bởi vì nó không chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên – công ty mà còn có giá trị hơn nếu được xem xét cùng với KPI nhân sự khác như Turnover rate. Thời gian làm việc thấp, kết hợp với Tỷ lệ nghỉ việc cao sẽ khiến nhà quản trị cần phải xem xét lại chính sách nhân sự của doanh nghiệp.
Năng suất làm việc (Employee Productivity)
Năng suất làm việc là số lượng công việc trung bình mà mỗi nhân viên thực hiện hay số lượng sản phẩm đầu ra mà mỗi nhân viên đóng góp cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, năng suất làm việc tổng quát được tính bằng phép toán rất đơn giản là lấy tổng doanh số chia cho tổng số lượng nhân viên đem lại nguồn thu đó. Tuy nhiên, con số này lại chỉ ra được mức độ nỗ lực, tính nghiêm túc trong công việc của nhân viên, từ đó giúp các nhà quản lý điều chỉnh hay cân đối phương pháp làm việc sao cho hiệu quả để gia tăng năng suất, đảm bảo chỉ tiêu.
Độ hài lòng của nhân viên
Độ hài lòng của nhân viên có sức ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc cũng như mức độ trung thành của nhân viên. Doanh nghiệp nào tạo ra được môi trường làm việc linh hoạt, thân thiện, chính sách đãi ngộ tốt thì tất nhiên sẽ thành công trong việc giữ chân nhân viên, đặc biệt là các nhân tài và các cá nhân ưu tú. Để đạt được điều này, các nhà quản lý nhân sự nên thường xuyên mở các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến để tăng tính kết nối giữa nhân viên và doanh nghiệp, thực hiện cải cách kịp thời để nâng cao độ hài lòng của nhân viên.
Chỉ số về lương
Đây là chỉ số mà các nhà quản trị nhân sự cần lưu tâm vì nó là quyền lợi của nhân viên. Không chỉ là đảm bảo mức thu nhập trung bình, mà còn mức lương tương xứng với thời gian làm việc thực tế của nhân sự (lương OT, lương thưởng, …). Dựa vào KPI này xem xét mức thu nhập trung bình của công ty đã phù hợp hay chưa với thu nhập trung bình của ngành hay các đối thủ cạnh tranh khác.
Cuộc cạnh tranh giành nhân tài luôn xảy ra giữa các doanh nghiệp, việc hiểu rõ mức chênh lệch về lương so với các đối thủ cùng với những tính toán thông minh sẽ mang lại lợi thế rất lớn trong việc tuyển dụng và quản lý nhân lực.
Tỷ lệ nghỉ việc (Turnover rate)
Tỷ lệ nghỉ việc là chỉ số KPI nhân sự nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Chỉ số này cho biết thời gian trung bình mà một nhân viên làm việc tại công ty, phản ánh sự ổn định về mặt nhân sự trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ thay đổi nhân viên cao không phản ánh toàn bộ về chất lượng của công ty mà còn phụ thuộc yếu tố con người như phẩm chất, năng lực của những nhân viên nghỉ việc.
Ví dụ: Khi tỷ lệ turnover cao vì những nhân viên nghỉ việc là những cá nhân không còn phù hợp với hướng phát triển của doanh nghiệp thì đây là vấn đề không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đó là những nhân viên tài năng, có trình độ cao thì sẽ gây tổn thất lớn về chi phí tuyển dụng và sự phát triển của doanh nghiệp.
Lựa chọn FaceX cho giải pháp quản lý nguồn nhân lực đảm bảo KPI nhân sự
FaceX là giải pháp quản lý chấm công nhận diện khuôn mặt thông minh của VTI Solutions. Bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt AI với độ chính xác lên đến 99,7% trong chưa đầy 1 giây và khả năng lưu trữ đến 20,000 khuôn mặt, FaceX hứa hẹn sẽ ghi điểm trong mắt các doanh nghiệp đang đối mặt với “bài toán” quản lý nhân sự và giúp các HR có thể dễ dàng đạt được 7 KPI về nhân sự nêu trên nhờ vào các tính năng vượt trội và mang tính đột phá.
- Dễ dàng theo dõi thời gian chấm công, thông tin ra, vào theo thời gian thực
- Quản lý chấm công linh hoạt nhân sự làm việc theo dự án, ca kíp…
- Báo cáo tổng quan về số giờ làm việc, ngày nghỉ phép, thời gian tăng ca theo ngày, tháng, năm…
- Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên ngay cả khi làm việc từ xa
- Tự động tích hợp với hệ thống tính lương
Với các tính năng nổi bật nêu trên, FaceX của VTI Soltuions tự tin sẽ là giải pháp công nghệ giúp nhà quản trị có thể theo dõi và đạt được một cách đồng thời 7 chỉ số KPI nhân sự quan trọng.
Nhận ngay 01 buổi demo trải nghiệm giải pháp FaceX tại đây.