4 Giải Pháp Giảm Chi Phí Sản Xuất Hiệu Quả 2024

4 Giải Pháp Giảm Chi Phí Sản Xuất Hiệu Quả 2024

giảm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang phải chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau như dịch bệnh, tình hình chính trị hay lạm phát tăng cao làm cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Hệ quả là giá cả nguyên vật liệu leo thang tạo ra một áp lực lớn về chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể duy trì hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường buộc doanh nghiệp phải tối ưu hóa chi phí, cùng với đó là cải tiến quy trình sản xuất thông minh 4.0 cho nhà máy của mình. 

Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho các nguồn lực đầu vào cần thiết như: nguyên vật liệu, lực lượng lao động, trang thiết bị… phục vụ cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc nắm rõ được chi phí sản xuất cho phép các doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả, đặt mục tiêu và xác định chiến lược sản xuất một cách tối ưu nhất. 

Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau của doanh nghiệp. Một số loại chi phí sản xuất chính bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí đầu vào của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, các công cụ dùng cho hoạt động sản xuất 
  • Chi phí nhân lực: những khoản chi phí về tiền lương, phúc lợi và chế độ đãi ngộ dành cho công nhân khối sản xuất và lực lượng lao động khối văn phòng.
  • Chi phí các dịch vụ bên ngoài: Bao gồm mọi chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước,  vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí khác: chi phí tồn kho đối với hàng dự trữ và vật tư máy móc, chi phí cho các hạng mục bảo trì bảo dưỡng định kỳ nhà máy… 
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. 

Nguyên nhân của việc chi phí sản xuất gia tăng

Xây dựng bản kế hoạch sản xuất thiếu hiệu quả và chính xác

Sản xuất quá nhiều sản phẩm so với nhu cầu thực tế của thị trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng chi phí tồn kho cho quy trình sản xuất. Điều này xuất phát từ việc doanh nghiệp không có được một bản dự đoán về xu hướng nhu cầu khách hàng chính xác trong kế hoạch sản xuất của mình. Bên cạnh đó, một bản kế hoạch sản xuất kém hiệu quả cũng có thể khiến cho các hoạt động trong dây chuyền sản xuất diễn ra thiếu ổn định, dẫn tới tình trạng thiếu sót hoặc dư thừa gây lãng phí về mặt kinh tế.

Xem thêm: Hướng dẫn Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả hàng đầu cho doanh nghiệp

Số lượng sản phẩm không đạt chất lượng   

Những sản phẩm không đạt chất lượng, bị lỗi hay có vấn đề trong quá trình sản xuất được yêu cầu thu hồi hoặc bị trả lại là điều mà các doanh nghiệp rất khó tránh khỏi. Với đặc thù sản xuất hàng loạt, sản xuất số lượng lớn, mọi  yếu tố nhỏ nhất trong quy trình đều đòi hỏi sự chính xác cao. Việc sản phẩm không đạt chất lượng hoặc gặp vấn đề trong nhà máy cũng đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất sẽ bị đội lên nhiều lần. Thậm chí, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm khoản phí sản xuất lại đối với những sản phẩm gặp lỗi và chi phí bồi thường nếu như sản phẩm đã bàn giao cho khách hàng. 

Thống kê báo cáo sản xuất thủ công dễ xảy ra sai sót

Để có thể đưa ra các báo cáo về số liệu cụ thể để phục vụ cho việc theo dõi sản xuất, doanh nghiệp cần thực hiện việc thống kê các số liệu bao gồm: số lượng sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng sản phẩm (tỷ lệ lỗi, định mức tỷ lệ lỗi), năng lực sản xuất, tiến độ sản xuất, đơn hàng… Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp lại đang thực hiện thao tác trên theo phương pháp thủ công. Điều này khiến doanh nghiệp không có được một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình theo thời gian thực để xây dựng được những chiến lược sản xuất hiệu quả. 

Chi phí sản xuất
Thống kê báo cáo sản xuất thủ công dễ xảy ra sai sót

Tầm quan trọng của việc giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp

Giảm chi phí sản xuất là việc doanh nghiệp sử dụng những phương pháp khác nhau dựa trên quy mô và lĩnh vực sản xuất để giảm thiểu tối đa tình trạng lãng phí trong sản xuất, tối ưu hóa các giá trị đầu vào cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được tính hiệu quả cao. 

Cải thiện doanh thu và gia tăng lợi nhuận

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Nếu chi phí sản xuất ở mức quá cao và doanh thu thấp thì lợi nhuận thu được hầu như bằng không hoặc thậm chí nguy hiểm hơn có thể rơi vào tình trạng lỗ. Chính vì vậy, việc giảm thiểu chi phí sản xuất hiệu quả sẽ là tiền đề cho các doanh nghiệp củng cố thêm nguồn lực tài chính để tự tin tham gia vào những dự án có tiềm năng và hướng phát triển mũi nhọn của mình. Qua đó, dòng tiền sẽ được gia tăng từ doanh thu và lợi nhuận sản xuất để doanh nghiệp tái đầu tư hoặc mở rộng quy mô cho nhà máy của mình. 

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường

Khi đã cắt giảm và tối ưu hóa được các loại chi phí trong nhà máy sản xuất của mình, doanh nghiệp có thể tiến tới chiến lược giảm giá thành sản phẩm để tạo ra sự cạnh tranh về giá so với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, việc tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận còn giúp doanh nghiệp có một khoản riêng để đầu tư thêm vào các giải pháp công nghệ tiên tiến và các chiến dịch quảng bá, marketing nhằm nâng cao vị thế của thương hiệu và tăng thị phần cho doanh nghiệp. 

4 giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Giảm chi phí nguyên vật liệu 

Chi phí nguyên vật liệu là yếu tố sẽ quyết định tới giá bán của sản phẩm. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí này, doanh nghiệp có thể nhập nguyên vật liệu với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu cao và ít chịu tác động bởi sự leo thang về giá của nguyên vật liệu trên thị trường. Tuy nhiên, điều này cần được tính toán kỹ lưỡng dựa trên bản dự đoán nhu cầu khách hàng để tránh tính trạng nhập quá nhiều nguyên vật liệu dẫn đến tồn kho dư thừa gây lãng phí. 

Giảm chi phí nhân công

Chi phí dành cho lực lượng lao động chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần sắp xếp lại nguồn nhân lực trong toàn bộ quá trình sản xuất một cách hợp lý, có thể giảm chi phí nhân công bằng cách giảm số lượng lao động không cần thiết. Điều này không chỉ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng tiền lương nhất định mà còn giảm được các khoản phúc lợi khác như bảo hiểm, đãi ngộ,… Ngoài ra, một phương pháp khác cũng thường được các doanh nghiệp sản xuất sử dụng khá phổ biến là nâng cao năng suất lao động bằng việc đào tạo chuyên môn, cải thiện kỹ năng và nâng cao tay nghề cho công nhân của mình. 

Cải tiến quy trình sản xuất – Tối ưu chi phí sản xuất

Doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình sản xuất trong nhà máy của mình theo hướng loại bỏ tối đa các công đoạn, thao tác dư thừa không cần thiết trong dây chuyền để tránh tình trạng lãng phí nhân sự, nguyên liệu và vật tư thiết bị. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá chi phí sản xuất, bổ sung nguồn lực tài chính cho những công đoạn khác. 

QCD Là Gì? Chi tiết về phương pháp QCD trong sản xuất 4.0

Chi phí sản xuất
Thống kê báo cáo sản xuất thủ công dễ xảy ra sai sót

Đầu tư trang thiết bị và ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất

Việc doanh nghiệp chuyển đổi thành công trong việc ứng dụng các loại thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất một cách hiệu quả thì sẽ giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu tối đa các loại chi phí liên quan đến nhân công, nguyên liệu, và đảm bảo được yếu tố chất lượng cho sản phẩm. Tuy nhiên, các trang bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại sẽ cần một khoản chi phí đầu tư khá lớn trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có sự chọn lọc phù hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên quy mô và lĩnh vực sản xuất của mình để xác định đâu là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Tối ưu chi phí sản xuất hiệu quả với Hệ thống điều hành sản xuất thông minh MES-X 

MES-X là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể trên từng công đoạn về toàn bộ quá trình sản xuất được phát triển bởi VTI Solutions.

MES là gì? 5 phút hiểu về Hệ thống Điều hành Sản xuất cho nhà máy MES (Manufacturing Execution System)

MES-X cho phép trao đổi thông tin tự động giữa các công đoạn sản xuất và các hệ thống khác trong nhà máy như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), hệ thống PDM (Product Data Management) và hệ thống QMS (Quality Management System).

  • Lập kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất tổng thể hoặc theo đơn hàng. Kế hoạch sản xuất chi tiết trên từng công đoạn, máy/ dây chuyền sẽ được tạo tự động. Tự động đề xuất các xưởng, thiết bị sản xuất khi điều độ kế hoạch để tối ưu trong sản xuất, giảm thiểu lãng phí về nguồn lực trong sản xuất.
  • Quản lý quy trình sản xuất: MES-X giúp quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất trên từng công đoạn. Cung cấp công cụ để định nghĩa và theo dõi các bước trong quy trình sản xuất, đảm bảo tính tuần tự, đúng thứ tự và đúng quy trình của từng công đoạn.
  • Quản lý chất lượng: MES-X giúp quản lý quá trình kiểm tra chất lượng và đảm bảo tuân thủ các quy trình kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng. Hệ thống cung cấp các công cụ để ghi lại kết quả kiểm tra, theo dõi lỗi và hỗ trợ quy trình kiểm tra lại và sửa chữa khi cần thiết.
  • Cập nhật, quản lý tiến độ sản xuất: Theo dõi tiến độ sản xuất realtime (theo thời gian thực). Kiểm soát chặt chẽ và chính xác dữ liệu sản xuất giúp giảm thiểu sai sót và thất thoát
  • Quản lý nhân công: MES-X hỗ trợ quản lý nhân công trong quy trình sản xuất. Hệ thống giúp theo dõi số lượng và kỹ năng của nhân viên, quản lý lịch làm việc, phân công công việc và theo dõi hiệu suất làm việc của từng nhân viên trên từng công đoạn.
  • Quản lý năng lực sản xuất: MES-X cung cấp báo cáo so sánh năng suất (chỉ số OEE), hiệu năng giữa các phân xưởng, thiết bị sản xuất theo kế hoạch & thực tế một cách trực quan và chi tiết. Phân tích dữ liệu để đưa ra cải tiến về việc nâng cao năng suất trong sản xuất
  • Quản lý tiến độ sản xuất: Hệ thống cung cấp báo cáo tiến độ sản xuất từ tổng quan theo đơn hàng đến chi tiết theo từng đơn vị sản xuất nhỏ nhất như phân xưởng, thiết bị sản xuất. Thống kê theo nhiều góc nhìn đa chiều giúp theo dõi tiến độ một cách realtime
  • Quản Lý Chi Phí Sản Xuất: MES-X cung cấp báo cáo chi phí sản xuất chi tiết tự động bao gồm việc tính toán và theo dõi chi phí sản xuất, từ đó giúp quản lý chi phí một cách chính xác và hiệu quả.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận demo miễn phí hệ thống MES hàng đầu Việt Nam!

VTI

0/5 - (0 bình chọn)